Dưới đây là những điểm mới trong Dự kiến Đề cương Luật An toàn thực phẩm sửa đổi.
Nhiều điểm mới trong Đề cương Luật An toàn thực phẩm sửa đổi (Hình từ internet)
Luật an toàn thực phẩm sửa đổi trên cơ sở kế thừa các quy định đang còn phù hợp của Luật an toàn thực phẩm, Luật còn bổ sung, sửa đổi các quy định về quản lý nhà nước đối với các sản phẩm thực phẩm, trong đó tập trung vào các vấn đề về giải thích từ ngữ, đăng ký bản công bố sản phẩm, kiểm nghiệm thực phẩm, kiểm tra nhà nước và quản lý các sản phẩm phải kiểm soát đặc biệt; quy định quản lý nhà nước về cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm, trong đó tập trung vào quy định về áp dụng hệ thống quản lý chất lượng; Phân công, phân cấp quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm theo hướng thống nhất một đầu mối từ trung ương đến địa phương, phân công rõ trách nhiệm quản lý giữa các bộ/ngành, phân cấp rõ về quản lý nhà nước giữa trung ương và địa phương, cấp tỉnh, huyện, trách nhiệm của UBND các cấp)
Theo Đề cương Luật An toàn thực phẩm sửa đổi có một số điểm mới, đơn cử như:
**Điều 2 Giải thích từ ngữ có một số điểm mới như:
- Quy định rõ hơn các khái niệm điều kiện đầu tư kinh doanh và điều kiện bảo đảm an toàn thực phẩm, chế biến thực phẩm, sơ chế thực phẩm.
- Bổ sung các khái niệm “sản xuất, kinh doanh thực phẩm nhỏ lẻ”, “nguyên liệu thực phẩm”, “thực phẩm đã qua chế biến”, “hậu kiểm”, “đăng ký bản công bố”, “dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm”.
- Sửa đổi khái niệm “sản xuất”, “kinh doanh” để thống nhất với các luật khác (luật đầu tư, luật doanh nghiệp), khái niệm chất hỗ trợ chế biến thực phẩm để phù hợp với Codex.
- Sửa đổi, bổ sung khái niệm “kiểm nghiệm thực phẩm” theo hướng bao gồm kiểm nghiệm chất lượng, an toàn thực phẩm.
**Điều 5. Những hành vi bị cấm:
Sửa đổi, bổ sung điểm h, khoản 5 để phù hợp với thuật ngữ “đăng ký bản công bố”.
**Điều 12. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm đã qua chế biến
- Sửa đổi, bổ sung theo hướng các sản phẩm thực phẩm bao gói sẵn phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc tự công bố.
- Giao Chính phủ quy định cụ thể Danh mục các sản phẩm thực phẩm phải đăng ký bản công bố.
- Bổ sung quy định chỉ cho phép nhà sản xuất hoặc được nhà sản xuất ủy quyền mới được đăng ký hoặc tự công bố sản phẩm. Thời hạn công bố là 5 năm.
- Bổ sung nội dung giao Chính phủ quy định thẩm quyền, trường hợp, trình tự thu hồi đăng ký bản công bố sản phẩm.
**Điều 14. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với thực phẩm chức năng
Bổ sung quy định các cơ sở sản xuất thực phẩm chức năng phải áp dụng hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến (thực phẩm bảo vệ sức khỏe phải áp dụng Thực hành sản xuất tốt - GMP; thực phẩm dinh dưỡng y học, thực phẩm bổ sung áp dụng HACCP, Tiêu chuẩn ISO 22000).
**Điều 17. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến thực phẩm
- Sửa đổi quy định tại khoản 4 theo hướng phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm hoặc tự công bố trước khi lưu thông trên thị trường để phù hợp với tình hình thực tiễn; bỏ danh mục chất hỗ trợ chế biến quy định tại khoản 3 để phù hợp với thông lệ quốc tế.
- Giao Chính phủ quy định danh mục phụ gia thực phẩm và chất hỗ trợ chế biến phải thực hiện đăng ký bản công bố sản phẩm.
- Bổ sung quy định các sản phẩm có khả năng sử dụng sai mục đích cần kiểm soát đặc biệt và giao Chính phủ quy định cụ thể loại hàng hóa và phương thức kiểm soát theo từng thời kỳ; Quy định điều kiện, trình tự, thủ tục cấp, đình chỉ, thu hồi và xử lý Giấy phép nhập khẩu.
**Điều 18. Điều kiện bảo đảm an toàn đối với dụng cụ, vật liệu bao gói, chứa đựng thực phẩm
Sửa đổi bổ sung theo hướng giao Chính phủ quy định các trường hợp phải đăng ký bản công bố sản phẩm.
…
Xem thêm nội dung tại Đề cương Luật An toàn thực phẩm sửa đổi.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |