Từ ngày 01/01/2025, sẽ có 03 Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt tương ứng với từng nhiệm vụ, quyền hạn khác nhau.
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt từ 01/01/2025 (Hình từ Internet)
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 được Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XV, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 24 tháng 6 năm 2024.
Cụ thể tại Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 20244 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt từ 01/01/2025 như sau:
(1) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Hành chính
- Sơ thẩm vụ án hành chính đối với khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của cơ quan hành chính nhà nước, người có thẩm quyền trong cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh trở lên, trừ trường hợp quy định tại điểm a khoản 2 Điều 62 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024; khiếu kiện quyết định kỷ luật buộc thôi việc của người đứng đầu cơ quan, tổ chức từ cấp tỉnh trở lên theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
- Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(2) Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt Sở hữu trí tuệ
- Sơ thẩm vụ việc về sở hữu trí tuệ theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự; sơ thẩm vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Tố tụng hành chính;
- Ra quyết định buộc thi hành bản án, quyết định của Tòa án về vụ án hành chính về sở hữu trí tuệ đã có hiệu lực pháp luật theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn xét xử; đề xuất án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
(3) Tòa án nhân dân chuyên biệt Phá sản
- Giải quyết vụ việc phá sản thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân theo quy định của luật;
- Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi cản trở hoạt động tố tụng theo quy định của pháp luật;
- Thực hiện việc tổng kết thực tiễn giải quyết vụ việc phá sản; đề xuất án lệ;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại điểm d và điểm đ khoản 2 Điều 3 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 và nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Khi Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực thi hành, các Tòa án tiếp tục thực hiện thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án hành chính; xét xử sơ thẩm, giải quyết vụ việc về sở hữu trí tuệ; giải quyết vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về tố tụng, pháp luật về phá sản cho đến khi các Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt được thành lập và hoạt động theo quy định của luật. (Khoản 5 Điều 152 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt sẽ có cơ cấu tổ chức như sau:
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có Chánh án, Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân, Thẩm tra viên Tòa án, Thư ký Tòa án, công chức khác và người lao động. Thẩm phán Tòa án nhân dân công tác tại Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có kiến thức chuyên môn, kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực thuộc thẩm quyền xét xử, giải quyết của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
- Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt có bộ máy giúp việc.
Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định thành lập và quy định nhiệm vụ, quyền hạn của bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân sơ thẩm chuyên biệt.
(Điều 63 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024)
Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2025 và thay thế cho Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |