Nhân viên đường sắt có thời gian nghỉ hằng năm như thế nào?

Thông tư 21/2015/TT-BGTVT quy định về thời giờ làm việc và thời giờ nghỉ ngơi đối với người lao động làm công việc có tính chất đặc biệt trong vận tải đường sắt do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành ngày 05/06/2015.

Nhân viên đường sắt có thời gian nghỉ hằng năm như thế nào, 21/2015/TT-BGTVT

Hình ảnh minh họa (Nguồn Internet)

Theo đó, Thông tư 21/2015/TT-BGTVT quy định các chức danh làm việc theo ban và làm việc trên đoàn tàu quy định tại Điều 4 và Điều 5 của Thông tư này được nghỉ hàng tuần, nghỉ hàng năm, nghỉ lễ tết và những ngày nghỉ được hưởng lương khác theo quy định của Bộ luật Lao động và các văn bản hướng dẫn thi hành Bộ luật Lao động. Cụ thể, các chức danh làm việc theo ban và làm việc trên đoàn tàu được quy định như sau: 

Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc theo ban gồm:

  • Nhân viên điều độ chạy tàu thuộc Trung tâm Điều hành Giao thông vận tải đường sắt tại các khu vực;

  • Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các điểm lên xuống ban, điểm giao nhận hoặc tác nghiệp đầu máy, toa xe;

  • Nhân viên quản lý, nhân viên điều hành, nhân viên phục vụ, nhân viên làm việc tại các ga, trạm phục vụ cho công tác chạy tàu và vận chuyển hành khách hoặc vận chuyển hàng hóa;

  • Nhân viên tuần, gác, bảo vệ kết cấu hạ tầng đường sắt (đường, cầu, hầm, đường ngang, cầu chung, nhà ga);

  • Nhân viên thông tin, tín hiệu, điện thường trực tại các ga, trạm, đường ngang và các cung nguồn, tổng đài.

Các chức danh nhân viên đường sắt làm việc trên đoàn tàu gồm:

  • Lái tàu, phụ lái tàu;

  • Trưởng tàu;

  • Nhân viên, công nhân đường sắt làm việc trực tiếp trên các đoàn tàu khách hoặc đoàn tàu hàng.

Tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2012 quy định về nghỉ hằng năm như sau:

1. Người lao động có đủ 12 tháng làm việc cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:

a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;

b) 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành hoặc lao động chưa thành niên hoặc lao động là người khuyết tật;

c) 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo danh mục do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì phối hợp với Bộ Y tế ban hành.

2. Người sử dụng lao động có quyền quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động.

3. Người lao động có thể thoả thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.

4. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.

Điều 112. Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc

Cứ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 111 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.

Chi tiết xem tại Thông tư 21/2015/TT-BGTVT, có hiệu lực từ 01/08/2015.

Lê Hải

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

631 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;