Nhãn hiệu là gì?

Thông thường khi được tặng một chiếc túi xách nhìn có vẻ cực kỳ sang chảnh và model, bạn sẽ tò mò muốn biết nó có phải hàng hiệu không và rất quan tâm nó thuộc nhãn hiệu nào? Để giải đáp câu hỏi này, bạn phải hiểu thế nào là nhãn hiệu?

Theo quy định tại Khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. 

Nhãn hiệu mang những dấu hiệu đặc thù, đại diện tiêu biểu cho một loại hàng hóa, một loại dịch vụ của một cá nhân, tổ chức do đó được pháp luật bảo hộ. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện chung như sau:

  • Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
  • Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Pháp luật Việt Nam có những nội dung quy định khá chặt chẽ về nhãn hiệu và dấu hiệu của nhãn hiệu. Trường hợp có những dấu hiệu trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn thì sẽ không được bảo hộ. Cụ thể như:

  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;
  • Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng, trừ trường hợp chính tổ chức này đăng ký các dấu đó làm nhãn hiệu chứng nhận;
  • Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ.

Và để tránh trường hợp gây nhầm lẫn như trên, nhãn hiệu nên có những dấu hiệu rõ ràng, chi tiết, có thể có một vài đặc điểm đặc biệt để người tiêu dùng dễ dàng phân biệt.

Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì nhãn hiệu bao gồm các loại sau:

Nhãn hiệu tập thể: Là nhãn hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các thành viên của tổ chức là chủ sở hữu nhãn hiệu đó với hàng hoá, dịch vụ của tổ chức, cá nhân không phải là thành viên của tổ chức đó.
Đây là loại nhãn hiệu thuộc sở hữu của một hiệp hội hoặc hợp tác xã, trong đó các thành viên có thể sử dụng nhãn hiệu này để tiếp thị  sản phẩm của chính họ. Loại nhãn hiệu này thường được xây dựng dựa trên tập hợp các tiêu chuẩn (chất lượng, kỹ thuật, chức năng) và chính những thành viên của tổ chức sẽ sử dụng nhãn hiệu này.

Ví dụ: 

                        

                               Xoài Cao Lãnh                             Táo Ninh Thuận                            Tỏi Phan Rang

 

Nhãn hiệu chứng nhận: Là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu, cách thức sản xuất hàng hoá, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng, độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.

Ví dụ: 

                                          

                                     Hàng Việt Nam chất lượng cao                         Yến Sào Nha Trang 

Nhãn hiệu liên kết: Là các nhãn hiệu do cùng một chủ thể đăng ký, trùng hoặc tương tự nhau dùng cho sản phẩm, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự nhau hoặc có liên quan với nhau.

Ví dụ một doanh nghiệp đăng ký nhãn hiệu ESCO cho sản phẩm dầu nhờn, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục đăng ký các nhãn hiệu tương tự như ESCA, ESCOO cũng cho các sản phẩm dầu nhờn.

Nhãn hiệu nổi tiếng: Là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Nhắc đến chiếc túi xách như đã đề cập ở trên, có thể thấy hiện nay có rất nhiều nhãn hiệu túi xách nổi tiếng được ưa chuộng như: 

                        

             Gucci                                                            Chanel                                                 D&G

Có thể thấy rằng bất kỳ hàng hóa, sản phẩm hay dịch vụ nào có nhãn hiệu thì nó sẽ trở thành công cụ maketing hiệu quả của doanh nghiệp. Khi nhìn vào nhãn hiệu người tiêu dùng có thể hiểu được giá trị của sản phẩm từ màu sắc, hình dáng sản phẩm, đồng thời biết đến tên doanh nghiệp, nhãn hiệu làm nên uy tín và là tài sản trí tuệ của doanh nghiệp.
 

Những văn bản có liên quan:

Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2009

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

2981 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;