Nhà nước phải bồi thường những gì cho người oan sai?

Nhà nước phải bồi thường thiệt hại cho các cá nhân tổ chức bị thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra trong hoạt động quản lý hành chính, tố tụng và thi hành án.

 

Cụ thể bao gồm các khoản sau:

1. Thiệt hại do tài sản bị xâm phạm

  • Thiệt hại do tài sản đã bị phát mại, bị mất, bị hư hỏng;
  • Thiệt hại phát sinh do việc không sử dụng, khai thác tài sản;
  • Các khoản tiền đã nộp vào ngân sách nhà nước, tiền bị tịch thu, thi hành án, khoản tiền đã đặt để bảo đảm và các khoản lãi;
  • Thiệt hại do không thể thực hiện được các giao dịch dân sự, kinh tế đã có hiệu lực và đã phải thanh toán tiền phạt do vi phạm nghĩa vụ trong giao dịch dân sự, kinh tế.

2. Thiệt hại do thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút

3. Thiệt hại về vật chất do người bị thiệt hại chết

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe;
  • Chi phí cho người chăm sóc; 
  • Chi phí cho việc mai táng;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

4. Thiệt hại về vật chất do sức khỏe bị xâm phạm:

  • Chi phí khám bệnh, chữa bệnh;
  • Chi phí bồi dưỡng sức khỏe;
  • Chi phí cho người chăm sóc;
  • Tiền cấp dưỡng cho những người mà người bị thiệt hại đang thực hiện nghĩa vụ cấp dưỡng.

5. Thiệt hại về tinh thần

Thiệt hại về tinh thần trong các trường hợp:

  • Bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
  • Bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính, bị đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc;
  • Bị khởi tố, truy tố, xét xử, thi hành án, bị áp dụng biện pháp ngăn chặn;
  • Người bị thiệt hại chết;
  • Sức khoẻ bị xâm phạm;
  • Công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật.

6. Các chi phí khác được bồi thường

  • Khôi phục chức vụ, việc làm và các chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật có liên quan;
  • Khôi phục quyền học tập;
  • Khôi phục tư cách thành viên của tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp.

Ngoài bồi thường các thiệt hại trên, Nhà nước còn phải thực hiện 2 hình thức khác nhằm bồi thường, bù đắp các tổn thất cho người bị thiệt hại:

  • Trả lại tài sản bị thu giữ, tạm giữ, kê biên, tịch thu trái pháp luật;
  • Phục hồi danh dự: đối với người bị thiệt hại trong hoạt động tố tụng hình sự, công chức bị xử lý kỷ luật buộc thôi việc trái pháp luật, người bị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc, cơ sở cai nghiện bắt buộc trái pháp luật thì được phục hồi danh dự.

Xêm chi tiết tại Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 có hiệu lực từ ngày 01/7/2018.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

508 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;