Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 được ban hành ngày 24/11/2014 và chính thức có hiệu lực ngày 01/6/2015. Luật này quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của VKSND; về Kiểm sát viên và các chức danh khác trong VKSND;... trong đó bao gồm cả nội dung về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của VKSND.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014, VKSND được tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc:
- VKSND do Viện trưởng lãnh đạo. Viện trưởng VKSND cấp dưới chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng VKSND cấp trên. Viện trưởng các Viện kiểm sát cấp dưới chịu sự lãnh đạo thống nhất của Viện trưởng VKSND tối cao.
- Viện kiểm sát cấp trên có trách nhiệm kiểm tra, xử lý nghiêm minh vi phạm pháp luật của Viện kiểm sát cấp dưới. Viện trưởng Viện kiểm sát cấp trên có quyền rút, đình chỉ, hủy bỏ quyết định trái pháp luật của Viện trưởng Viện kiểm sát cấp dưới.
- Tại VKSND tối cao, VKSND cấp cao, VKSND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Viện kiểm sát quân sự trung ương, Viện kiểm sát quân sự quân khu và tương đương thành lập Ủy ban kiểm sát để thảo luận và quyết định theo đa số những vấn đề quan trọng, cho ý kiến về các vụ án, vụ việc trước khi Viện trưởng quyết định theo quy định tại các Điều 43, 45, 47, 53 và 55 của Luật Tổ chức VKSND 2014.
Bên cạnh đó, pháp luật cũng quy định cụ thể các công tác của VKSND như sau:
- VKSND thực hiện chức năng thực hành quyền công tố bằng các công tác:
- VKSND thực hiện chức năng kiểm sát hoạt động tư pháp bằng các công tác:
Các công tác khác của VKSND gồm có:
Đây là nội dung được quy định tại Điều 6 Luật Tổ chức VKSND 2014.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |