Đây là nội dung nổi bật được quy định tại Thông tư 138/2013/TT-BTC do Bộ Tài chính ban hành hướng dẫn một số nội dung của Luật Giám định tư pháp và Nghị định 85/2013/NĐ-CP quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Giám định tư pháp.
Theo quy định pháp luật hiện hành, giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính bao gồm: Giám định tư pháp về kế toán, kiểm toán; Giám định tư pháp về giá; Giám định tư pháp về chứng khoán; Giám định tư pháp về thuế; Giám định tư pháp về hải quan và các lĩnh vực tài chính khác theo quy định của pháp luật.
Hình minh họa (nguồn internet)
Tại Điều 4 Thông tư 138/2013/TT-BTC quy định nguyên tắc lựa chọn, phân công người, tổ chức thực hiện giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính, cụ thể sau đây:
Việc lựa chọn giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc, Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải phù hợp với đối tượng, nội dung trưng cầu giám định, đáp ứng các quy định tại Luật Giám định tư pháp, hướng dẫn tại Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan đến giám định tư pháp.
Việc cử cán bộ, công chức là giám định viên tư pháp, người giám định tư pháp theo vụ việc; việc phân công người của Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc thực hiện giám định phải đúng thẩm quyền, trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Thông tư 138/2013/TT-BTC áp dụng đối với giám định viên tư pháp, người giám định theo vụ việc thuộc quản lý của Bộ Tài chính; Văn phòng giám định tư pháp, tổ chức giám định tư pháp theo vụ việc trong lĩnh vực tài chính; cá nhân, tổ chức khác có liên quan trong việc tiếp nhận và thực hiện Quyết định trưng cầu giám định tư pháp trong lĩnh vực tài chính của cơ quan tiến hành tố tụng, người tiến hành tố tụng.
Xem toàn văn quy định tại Thông tư 138/2013/TT-BTC có hiệu lực từ 01/12/2013.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |