Theo đó, khoán kinh phí khi sử dụng tài sản công phải được thực hiện theo các nguyên tắc sau:
- Việc khoán kinh phí được áp dụng đối với cán bộ, công chức, đối tượng khác có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công theo quy định về tiêu chuẩn, định mức sử dụng tài sản công do cơ quan, người có thẩm quyền ban hành;
- Nhà nước khuyến khích áp dụng cơ chế khoán kinh phí đối với đối tượng có tiêu chuẩn sử dụng tài sản công nhưng không thuộc trường hợp khoán bắt buộc;
- Việc khoán kinh phí phải bảo đảm an ninh, an toàn và thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ được giao; bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả hơn việc đầu tư xây dựng, mua sắm tài sản;
- Không thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản công trong trường hợp:
- Tài sản liên quan đến bí mật nhà nước;
- Cơ quan nhà nước đã được giao, đầu tư xây dựng, mua sắm, thuê tài sản để phục vụ hoạt động, trừ trường hợp tài sản đó được xử lý theo quy định của pháp luật.
- Không thực hiện trang bị tài sản công, không bố trí kinh phí vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa tài sản công trong trường hợp đã thực hiện khoán kinh phí sử dụng tài sản;
- Nguồn kinh phí khoán được bố trí trong dự toán ngân sách nhà nước hàng năm của cơ quan nhà nước.
Nghị định 151 quy định chi tiết đối tượng, hình thức khoán và kinh phí khoán đối với các trường hợp sau:
- Khoán kinh phí sử dụng nhà ở công vụ;
- Khoán kinh phí sử dụng xe ô tô;
- Khoán kinh phí sử dụng máy móc, thiết bị;
- Khoán kinh phí sử dụng các tài sản khác.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn