Theo đó, Thông tư 42 quy định khi đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khí tượng thủy văn cần tuân theo các nguyên tắc sau:
- Đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo thủy văn phải dựa trên việc so sánh thông tin, dữ liệu giữa quan trắc và dự báo.
- Các thời hạn dự báo, cảnh báo phải được đánh giá riêng biệt.
- Các yếu tố, hiện tượng dự báo, cảnh báo có trong bản tin phải được đánh giá.
Đồng thời, Thông tư 42 còn quy định về các trường hợp không đánh giá chất lượng dự báo, cảnh báo khi:
- Không có đầy đủ thông tin quan trắc về cường độ, mức độ nguy hiểm, phạm vi, thời điểm xảy ra hoặc không có các thông tin từ cơ quan chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn các cấp đối với các hiện tượng thủy văn nguy hiểm;
- Xảy ra các hiện tượng vỡ đê, vỡ đập, sự cố hồ chứa tác động lớn đến dòng chảy hạ lưu mà không thể dự báo được.
Ngoài ra, Thông tư 42 còn quy định các trường hợp không đánh giá độ tin cậy dự báo, cảnh báo:
- Không có thông tin hoặc có thông tin nhưng không chính xác về thời điểm dự kiến đóng/mở cửa xả của các hồ chứa có ảnh hưởng tới vị trí dự báo, cảnh báo đối với các vị trí dự báo, cảnh báo chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ chứa;
- Sai số giữa lưu lượng xả trung bình thực tế lớn hơn 20% lưu lượng xả trung bình dự kiến đối với các vị trí dự báo, cảnh báo chịu ảnh hưởng bởi sự điều tiết của các hồ chứa.
Xem chi tiết Thông tư 42/2017/TT-BTNMT có hiệu lực từ ngày 08/12/2017.
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn