Người lao động làm việc ở môi trường độc hại cần biết !?

Bạn đang là công nhân làm việc ở các khu vực hầm lò, hằng ngày bạn phải tiếp xúc với tiếng ồn, bụi than và khí CO2. Bạn băn khoăn không biết công việc này có được hưởng những quyền lợi hay được trợ cấp gì không? Dưới đây là một số lưu ý bạn cần biết.

So với điều kiện làm việc bình thường người lao động khi làm việc ở nơi có môi trường độc hại sẽ được hưởng một số quyền lợi như sau:

1. Thời giờ làm việc:

Không quá 06 giờ trong 01 ngày đối với những người làm các công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm theo Danh mục.

2. Nghỉ hằng năm:

  • 14 ngày làm việc đối với người làm công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có có điều kiện sinh sống khắc nghiệt theo Danh mục;
  • 16 ngày làm việc đối với người làm công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc người làm việc ở những nơi có điều kiện sinh sống đặc biệt khắc nghiệt theo Danh mục.

3. Bồi dưỡng bằng hiện vật:

Người làm việc trong điều kiện có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động bồi dưỡng bằng hiện vật theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội. Tùy theo điều kiện lao động và chỉ tiêu về môi trường lao động mà bồi dưỡng bằng hiện vật được tính theo định suất hàng ngày và có giá trị bằng tiền tương ứng theo các mức bồi dưỡng sau:

  • Mức 1: 10.000 đồng;
  • Mức 2: 15.000 đồng;
  • Mức 3: 20.000 đồng;
  • Mức 4: 25.000 đồng.

Lưu ý là người lao động không được trả bằng tiền, không được trả vào lương (gồm cả đưa vào đơn giá tiền lương) thay cho hiện vật bồi dưỡng. Xem nội dung hướng dẫn tại: Thông tư 25/2013/TT-BLĐTBXH

4. Phương tiện bảo hộ lao động:

Phương tiện bảo vệ cá nhân bao gồm: 

  • Phương tiện bảo vệ đầu; mắt, mặt; thính giác;
  • Phương tiện bảo vệ cơ quan hô hấp;
  • Phương tiện bảo vệ tay, chân, thân thể;
  • Phương tiện chống ngã cao; điện giật, điện từ trường; chết đuối;
  • Các loại phương tiện bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động khác.

Người lao động làm công việc có yếu tố nguy hiểm, độc hại được người sử dụng lao động trang bị đầy đủ phương tiện bảo vệ cá nhân và phải sử dụng trong quá trình làm việc theo quy định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.

Phương tiện bảo vệ cá nhân phải đạt tiêu chuẩn về chất lượng.

Xem nội dung hướng dẫn tại: Thông tư 04/2014/TT-BLĐTBXH

5. Chăm sóc sức khỏe:

Hằng năm, người sử dụng lao động phải tổ chức khám sức khoẻ định kỳ cho người lao động làm công việc nặng nhọc, độc hại để tránh rủi ro bệnh tật xảy ra.

 

Đặc biệt, không được sử dụng lao động làm những công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm đối với đối tượng sau:

  • Người lao động là người chưa thành niên
  • Người lao động là người cao tuổi. Trừ trường hợp đặc biệt theo quy định của Chính phủ:
    • Người lao động cao tuổi có kinh nghiệm, tay nghề cao với thâm niên nghề nghiệp từ đủ 15 năm trở lên; được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ nghề hoặc được công nhận là nghệ nhân theo quy định của pháp luật; 
    • Người lao động cao tuổi có đủ sức khỏe theo tiêu chuẩn do Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành đối với nghề, công việc; 
    • Sử dụng có tính thời điểm; không quá 05 năm đối với từng người lao động; 
    • Phải khám sức khỏe định kỳ ít nhất 02 lần trong một năm; 
    • Có ít nhất 01 người lao động không phải là người lao động cao tuổi cùng làm việc.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

5026 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;