Cụ thể, theo quy định tại Điều 8, Điều 10 Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002, đối xử tối huệ quốc trong thương mại hàng hoá không áp dụng đối với:
- Các ưu đãi dành cho các thành viên của thoả thuận về liên kết kinh tế mà Việt nam ký kết hoặc gia nhập;
- Các ưu đãi dành cho nước có chung biên giới với Việt Nam nhằm tạo thuận lợi cho việc giao lưu hàng hoá biên giới trên cơ sở hiệp định song phương;
- Các ưu đãi dành cho các nước đang phát triển và các nước kém phát triển;
- Các ưu đãi theo các hiệp định quá cảnh hàng hoá mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Đấu thầu mua sắm hàng hoá đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ.
Đồng thời, đối xử tối huệ quốc trong thương mại dịch vụ cũng không áp dụng đối với:
- Các ngoại lệ về đối xử tối huệ quốc đối với các ngành dịch vụ được quy định trong hiệp định song phương hoặc đa phương mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ của nước có chung biên giới nhằm thúc đẩy hoạt động thương mại dịch vụ giữa Việt Nam với nước này;
- Các ưu đãi dành cho dịch vụ và nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài được quy định trong các hiệp định kinh tế khu vực, hiệp định về khu vực thương mại tự do và các thoả thuận tương tự khác mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập;
- Đấu thầu cung cấp dịch vụ đối với các dự án sử dụng nguồn vốn tài trợ của các tổ chức quốc tế hoặc của nước ngoài và các dự án khác theo quy định của Chính phủ;
- Các trường hợp khác do Chính phủ quyết định.
Xem thêm các nội dung liên quan tại: Pháp lệnh đối xử tối huệ quốc và đối xử quốc gia trong thương mại quốc tế 2002 có hiệu lực ngày 01/9/2002.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn