Đây là nội dung đáng chú ý được Chính phủ ban hành tại Nghị định 122/2014/NĐ-CP quy định về tổ chức và hoạt động của Thanh tra y tế.
Theo đó, các cơ quan thực hiện chức năng Thanh tra y tế được Chính phủ quy định tại Nghị định 122/2014/NĐ-CP như sau:
Cơ quan thanh tra nhà nước:
Thanh tra Bộ Y tế;
Thanh tra Sở Y tế.
Cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành:
Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình; Cục Quản lý Dược; Cục Quản lý Khám, chữa bệnh; Cục Quản lý Môi trường y tế; Cục Y tế dự phòng; Cục An toàn thực phẩm (sau đây gọi chung là Tổng cục và Cục);
Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, Chi cục An toàn vệ sinh thực phẩm (sau đây gọi chung là Chi cục).
Thanh tra Bộ Y tế, Thanh tra Sở Y tế có con dấu và tài khoản riêng.
Nguồn ảnh: Internet
Mỗi cơ quan đều được đảm nhiệm những nhiệm vụ và quyền hạn khác nhau, đơn cử như Thanh tra Bộ Y tế có nhiệm vụ, quyền hạn như sau:
Giúp Bộ trưởng Bộ Y tế quản lý nhà nước về công tác thanh tra y tế.
Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự phân công của Bộ trưởng Bộ Y tế.
Xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hằng năm trình Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt.
Hướng dẫn Thanh tra Sở Y tế và cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc Bộ Y tế xây dựng kế hoạch thanh tra y tế hằng năm.
Thường trực công tác tiếp dân theo quy định của pháp luật.
Tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng Bộ Y tế, Tổng Thanh tra Chính phủ về kết quả công tác thanh tra; giải quyết khiếu nại, tố cáo; tiếp công dân; phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Bộ Y tế theo quy định của pháp luật.
...
Xem toàn văn quy định tại Nghị định 122/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 27/02/2015.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |