Nền địa hình được sử dụng trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000

Đây là nội dung đáng chú ý tại Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỉ lệ 1:50.000 phần đất liền ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

nền địa hình trong bản đồ địa chất, Thông tư 23/2012/TT-BTNMT

Nền địa hình được sử dụng trong lập bản đồ địa chất tỷ lệ 1:50.000 (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại mục 1 Phần II Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 phần đất liền ban hành kèm theo Thông tư 23/2012/TT-BTNMT quy định về nền địa hình và định điểm trong lập bản đồ địa chất khoáng sản tỷ lệ 1: 50.000 trên phần đất liền và các đảo nổi (viết tắt là BĐĐCKS-50) như sau:

  • Nền địa hình sử dụng trong lập BĐĐCKS-50 là bản đồ địa hình hệ quy chiếu Quốc gia VN 2000 tỷ lệ 1: 50.000 hoặc lớn hơn.

  • Các điểm lộ địa chất tự nhiên hoặc nhân tạo, các công trình khoan, khai đào, vị trí lấy mẫu các loại, các điểm hóa thạch, các điểm có khoáng sản, biểu hiện khoáng hóa phải xác định tọa độ bằng máy định vị GPS hoặc mô tả đặc điểm địa hình và đường đi đến. Sai số định vị mặt phẳng không lớn hơn 50m.

  • Khu vực các mỏ khoáng, các diện tích điều tra chi tiết phải xác định tọa độ các điểm khép góc.

Ngoài ra, tùy thuộc mức độ phức tạp của cấu trúc địa chất, diện tích lập BĐĐCKS-50 được phân chia thành các vùng đơn giản, trung bình, phức tạp và rất phức tạp theo quy định tại Phụ lục 3 kèm theo Quy chuẩn này.

Bên cạnh đó, về nội dung điều tra địa chất được quy định cụ thể như sau:

  • Nội dung lập BĐĐCKS-50 được thực hiện theo các chuyên đề gồm: đo vẽ các thành tạo trầm tích Đệ tứ, trầm tích trước Đệ tứ, biến chất, núi lửa không phân tầng, magma xâm nhập, cấu trúc - kiến tạo, địa mạo, vỏ phong hóa, tai biến địa chất, địa chất môi trường, địa chất thủy văn, địa chất công trình, di sản địa chất.

  • Khi lập BĐĐCKS-50, phải phân chia các thành tạo địa chất thành các phân vị địa chất theo thành phần vật chất, tuổi thành tạo và điều kiện sinh thành, xác định khối lượng và thể hiện sự phân bố, quan hệ của chúng trên bản đồ địa chất.

  • Tuổi của các thành tạo địa chất phải được xác định bằng các phương pháp địa chất, cổ sinh, đồng vị phóng xạ, cổ từ hoặc so sánh với các thành tạo tương tự ở vùng lân cận đã có tài liệu xác định tuổi chắc chắn.

  • Ranh giới giữa các thể địa chất phải được quan sát trực tiếp tại vết lộ hoặc ở giữa hai vết lộ tự nhiên, công trình khoan, khai đào cách nhau không lớn hơn 500m hoặc phân định, luận giải bằng tư liệu viễn thám, địa vật lý và các tài liệu khác.

  • Ranh giới các thể địa chất, các tầng đánh dấu, các đứt gãy phải được theo dõi theo đường phương bằng các lộ trình cách nhau không quá 3,0 km; không dưới 50% so với tổng chiều dài của ranh giới.

Chi tiết xem thêm tại Thông tư 23/2012/TT-BTNMT, có hiệu lực từ 05/3/2013. 

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

775 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;