Hình ảnh những chiếc xe máy, xe ba gác... chở hàng hóa cồng kềnh, quá khổ, che khuất tầm nhìn và cản trở giao thông từ lâu đã trở thành hiểm họa cho người đi đường.
Chúng ta vẫn chưa hết bàng hoàng về tai nạn xảy ra với nạn nhân là em bé 9 tuổi ở Hà Nội đi xe đạp do va chạm vào tấm tôn trên một xe xích lô đang đỗ bên đường dẫn đến tử vong thì mới đây lại xảy ra tai nạn chết thảm do bị tôn cứa vào cổ sâu 20 cm. Thực tế vụ việc này đang gióng lên hồi chuông cảnh báo về mức độ nguy hiểm của loại xe ba gác vận chuyển hàng hóa cồng kềnh đe dọa người đi đường.
Luật giao thông đường bộ 2008 quy định xe thô sơ bao gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy), xe xích lô, xe lăn dùng cho người khuyết tật, xe súc vật kéo và các loại xe tương tự. Theo đó, khi tham gia giao thông, người điều khiển xe thô sơ phải tuân thủ một số quy định như sau:
- Người điều khiển xe thô sơ phải cho xe đi hàng một, nơi có phần đường dành cho xe thô sơ thì phải đi đúng phần đường quy định; khi đi ban đêm phải có báo hiệu ở phía trước và phía sau xe. Người điều khiển xe súc vật kéo phải có biện pháp bảo đảm vệ sinh trên đường;
- Hàng hóa xếp trên xe thô sơ phải bảo đảm an toàn, không gây cản trở giao thông và che khuất tầm nhìn của người điều khiển.
Thông tư 46/2015/TT-BGTVT có quy định: Xe thô sơ không được xếp hàng hóa vượt phía trước và phía sau quá 1/3 chiều dài thân xe và không quá 1,0 mét; không được vượt quá 0,4 mét về mỗi bên bánh xe.
Người điều khiển xe thô sơ vi phạm quy định về xếp hàng hoá nêu trên có thể bị phạt tiền từ 60.000 đồng đến 80.000 đồng (Điểm g, khoản 2, Điều 8, Nghị định 46/2016/NĐ-CP). Song, phải chăng mức phạt này là quá thấp, chưa đủ sức răn đe nên người dân lơ là, thiếu đi "ý thức" dẫn đến sai phạm nhiều.
Đối với hành vi tiềm ẩn nhiều rủi ro này trong trường hợp gây thiệt hại về tính mạng hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng cho sức khoẻ, tài sản của người khác thì có thể bị xử lý theo quy định của Bộ luật hình sự 1999, sửa đổi bổ sung 2009 về Tội vi phạm quy định về điều khiển phương tiện giao thông đường bộ: