Mọi trường hợp ngừng cung cấp điện phải thông báo trước cho bên mua

Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện, ban hành ngày 09/9/2020.

Mọi trường hợp ngừng cung cấp điện phải thông báo trước cho bên mua, Thông tư 22/2020/TT-BCT

Mọi trường hợp ngừng cung cấp điện phải thông báo trước cho bên mua (Ảnh minh họa)

Cụ thể, tại Điều 4 Thông tư 22/2020/TT-BCT quy định mọi trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện, bên bán điện phải thông báo trước cho bên mua điện. Nội dung thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện bao gồm:

  • Địa điểm ngừng, giảm mức cung cấp điện; mức công suất giảm hoặc khả năng cung cấp tối đa trong trường hợp giảm mức cung cấp điện;

  • Lý do ngừng, giảm mức cung cấp điện;

  • Thời gian bắt đầu ngừng, giảm mức cung cấp điện;

  • Thời điểm dự kiến đóng điện trở lại hoặc bảo đảm mức cung cấp điện bình thường.

- Người của bên bán điện ký thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện phải là một trong những người sau:

  • Người đại diện theo pháp luật hoặc đại diện theo ủy quyền của bên bán điện;

  • Người giữ chức danh được ủy quyền ký thông báo ngừng, giảm cung cấp điện do hai bên thỏa thuận trong hợp đồng mua bán điện.

- Thông báo ngừng, giảm mức cung cấp điện được thực hiện bằng một trong các hình thức: văn bản, điện báo, điện thoại, fax, tin nhắn (SMS), thư điện tử (email), các phương tiện thông tin đại chúng hoặc các hình thức liên lạc khác do hai bên thoả thuận và ghi trong hợp đồng mua bán điện.

Lưu ý: Trừ 02 trường hợp sau thì không phải thông báo trước cho bên mua điện

Trường hợp 1: Ngừng, giảm mức cung cấp điện khẩn cấp

  • Có sự cố xảy ra trên lưới điện cấp điện cho bên mua điện; sự cố trong hệ thống điện gây mất điện mà bên bán điện không kiểm soát được.

  • Có nguy cơ gây sự cố, mất an toàn nghiêm trọng cho người, thiết bị và hệ thống điện.

  • Hệ thống điện thiếu công suất dẫn đến đe dọa an ninh hệ thống điện.

  • Có sự kiện bất khả kháng.

Trường hợp 2: Ngừng cấp điện do tổ chức, cá nhân vi phạm quy định của pháp luật

- Bên mua điện có hành vi vi phạm quy định tại:

  • Các khoản 1, 4, 5, 6, 7 và khoản 8 Điều 7 Luật Điện lực (Các hành vi bị cấm trong hoạt động điện lực và sử dụng điện);

  • Điểm a và điểm b khoản 2 Điều 46; điểm b và điểm c khoản 2 Điều 47 Luật Điện lực.

- Bên mua điện không thực hiện thanh toán tiền điện theo quy định tại khoản 9 Điều 1 Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

- Theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thực hiện biện pháp cưỡng chế ngừng cấp điện theo quy định tại Điều 43 Nghị định 134/2013/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Bên mua điện không thực hiện biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng, không duy trì biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng theo quy định tại Điều 12 Nghị định 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực.

Chi tiết xem thêm tại Thông tư 22/2020/TT-BCT, có hiệu lực từ 30/10/2020.

Lê Vy

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

536 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;