Lực lượng phòng thủ dân sự gồm những lực lượng nào?

Xin cho tôi hỏi lực lượng phòng thủ dân sự gồm những lực lượng nào? - Minh Nhân (Bắc Giang)

Lực lượng phòng thủ dân sự gồm những lực lượng nào? (Hình từ internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Luật Phòng thủ dân sự 2023 được Quốc hội thông qua ngày 20/6/2023 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/7/2024.

1. Lực lượng phòng thủ dân sự gồm những lực lượng nào?

Tại Điều 35 Luật Phòng thủ dân sự 2023 thì lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm lực lượng nòng cốt và lực lượng rộng rãi.

Cụ thể:

- Lực lượng nòng cốt bao gồm:

+ Dân quân tự vệ, dân phòng;

+ Lực lượng chuyên trách, kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và của Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, địa phương.

- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.

2. Chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự

Theo Điều 41 Luật Phòng thủ dân sự 2023 quy định chế độ, chính sách đối với lực lượng phòng thủ dân sự như sau:

- Người làm nhiệm vụ trực tại cơ quan thường trực Ban chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia, ban chỉ huy phòng thủ dân sự Bộ, ngành trung ương, cơ quan ngang Bộ, ban chỉ huy phòng thủ dân sự địa phương các cấp được hưởng chế độ khi thực hiện nhiệm vụ.

- Người được điều động, huy động huấn luyện, diễn tập, làm nhiệm vụ phòng thủ dân sự theo quyết định của cấp có thẩm quyền được hưởng trợ cấp; khi bị ốm đau, bị tai nạn, chết hoặc bị suy giảm khả năng lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội, trợ cấp tiền tuất, tiền mai táng phí, trường hợp chưa tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc thì được nhà nước hỗ trợ để bù đắp tổn hại về sức khỏe, tính mạng theo quy định của pháp luật; có thành tích thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật về thi đua, khen thưởng.

- Cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia, phối hợp, cộng tác, hỗ trợ lực lượng phòng thủ dân sự có thành tích thì được khen thưởng; bị thiệt hại về tài sản thì được đền bù; bị tổn hại về danh dự, nhân phẩm thì được khôi phục; người bị thương tích, tổn hại sức khỏe, tính mạng thì bản thân hoặc gia đình được hưởng chế độ, chính sách theo quy định của pháp luật.

3. Nguồn lực cho phòng thủ dân sự gồm những gì?

- Nguồn tài chính cho phòng thủ dân sự bao gồm:

+ Ngân sách nhà nước;

+ Nguồn đóng góp tự nguyện của tổ chức, cá nhân;

+ Quỹ phòng thủ dân sự;

+ Nguồn tài chính khác theo quy định của pháp luật.

- Nhà nước bảo đảm ngân sách cho phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước; ưu tiên bố trí ngân sách nhà nước ở khu vực biên giới, biển, hải đảo, khu vực trọng yếu, địa bàn trọng điểm.

- Tài sản phục vụ phòng thủ dân sự do Nhà nước thống nhất quản lý bao gồm:

+ Tài sản công tại cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang theo quy định của pháp luật về quản lý, sử dụng tài sản công, đất đai và quy định khác của pháp luật có liên quan;

+ Tài sản trưng mua, trưng dụng, huy động và tài sản khác được Nhà nước giao cho các cơ quan, tổ chức, địa phương, đơn vị lực lượng vũ trang quản lý phục vụ phòng thủ dân sự theo quy định của pháp luật về trưng mua, trưng dụng tài sản và quy định khác của pháp luật có liên quan.

- Nhà nước có kế hoạch xây dựng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự. Việc quản lý, sử dụng dự trữ quốc gia để bảo đảm cho phòng thủ dân sự thực hiện theo quy định của pháp luật về dự trữ quốc gia.

(Điều 39 Luật Phòng thủ dân sự 2023)

Nguyễn Ngọc Quế Anh

320 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;