Luật hợp tác xã 2012: Những hành vi bị nghiêm cấm

Luật hợp tác xã 2012 được ban hành ngày 20/11/2012 và chính thức có hiệu lực ngày 01/7/2013. Luật này quy định việc thành lập, tổ chức và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong các ngành, lĩnh vực của nền kinh tế. Một trong những nội dung cơ bản quy định tại văn bản này là nguyên tắc tổ chức, hoạt động của hợp tác xã, liên hợp tác xã cũng như những hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực này.

 

Cụ thể, theo quy định tại Điều 7 Luật hợp tác xã 2012, hợp tác xã, liên hợp tác xã hoạt động theo những nguyên tắc sau:

  • Cá nhân, hộ gia đình, pháp nhân tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi hợp tác xã. Hợp tác xã tự nguyện thành lập, gia nhập, ra khỏi liên hiệp hợp tác xã;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã kết nạp rộng rãi thành viên, hợp tác xã thành viên;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên có quyền bình đẳng, biểu quyết ngang nhau không phụ thuộc vốn góp trong việc quyết định tổ chức, quản lý và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã; được cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời, chính xác về hoạt động sản xuất, kinh doanh, tài chính, phân phối thu nhập và những nội dung khác theo quy định của điều lệ;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã tự chủ, tự chịu trách nhiệm về hoạt động của mình trước pháp luật;
  • Thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã có trách nhiệm thực hiện cam kết theo hợp đồng dịch vụ và theo quy định của điều lệ. Thu nhập của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã được phân phối chủ yếu theo mức độ sử dụng sản phẩm, dịch vụ của thành viên, hợp tác xã thành viên hoặc theo công sức lao động đóng góp của thành viên đối với hợp tác xã tạo việc làm;

  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã quan tâm giáo dục, đào tạo, bồi dưỡng cho thành viên, hợp tác xã thành viên, cán bộ quản lý, người lao động trong hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã và thông tin về bản chất, lợi ích của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã chăm lo phát triển bền vững cộng đồng thành viên, hợp tác xã thành viên và hợp tác với nhau nhằm phát triển phong trào hợp tác xã trên quy mô địa phương, vùng, quốc gia và quốc tế.

Đồng thời, pháp luật cũng quy định cụ thể về những hành vi bị cấm tại Điều 12 Luật hợp tác xã 2012, gồm:

  • Cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp không đủ điều kiện; từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã trong trường hợp đủ điều kiện; cản trở, sách nhiễu việc đăng ký và hoạt động của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Cản trở việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ của hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã, thành viên, hợp tác xã thành viên theo quy định của Luật hợp tác xã 2012 và điều lệ;
  • Hoạt động mang danh nghĩa hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mà không có giấy chứng nhận đăng ký; tiếp tục hoạt động khi đã bị thu hồi giấy chứng nhận đăng ký;
  • Kê khai không trung thực, không chính xác nội dung đăng ký hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã;
  • Gian lận trong việc định giá tài sản vốn góp;
  • Kinh doanh ngành, nghề không được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký; kinh doanh ngành, nghề có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của pháp luật;
  • Thực hiện không đúng các nguyên tắc tổ chức, hoạt động theo quy định tại Điều 7 của Luật hợp tác xã 2012.

 

 

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

758 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;