Ngày 12/6 tới đây, Quốc hội sẽ biểu quyết thông qua Luật An ninh mạng. Nhiều khả năng, Luật An ninh mạng được thông qua sẽ giữ nguyên toàn văn Dự thảo.
Tại Điểm d Khoản 2 Điều 26 của Dự thảo Luật An ninh mạng quy định:
“Cơ quan, tổ chức trong và ngoài nước khi cung cấp dịch vụ trên không gian mạng hoặc sở hữu hệ thống thông tin tại Việt Nam phải lưu trữ tại Việt Nam đối với thông tin cá nhân của người sử dụng dịch vụ tại Việt Nam và các dữ liệu quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia; đặt trụ sở hoặc văn phòng đại diện tại Việt Nam.”
Ngoài ra, tại Điều 26 Dự thảo, nhiều nghĩa vụ khác cũng được đặt ra đối với các nhà cung cấp dịch vụ không gian mạng như Facebook, Youtube,... Cụ thể nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải:
Xoá thông tin đăng tải trên mạng theo yêu cầu của cơ quan chấp pháp và lưu vết thông tin để cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu;
Xác thực thông tin người dùng và cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền khi có yêu cầu;
Tất cả các yêu cầu khác của cơ quan có thẩm quyền.
Theo đó, các nhà cung cấp dịch vụ sẽ phải chấp hành tất cả các yêu cầu từ phía cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam mà không có điều kiện kèm theo.
Thêm vào đó, hệ thống thông tin của các tổ chức cung cấp dịch vụ này sẽ bị kiểm tra bất cứ lúc nào khi có yêu cầu quản lý nhà nước về an ninh mạng.
Với những điều kiện khắt khe như trên cùng với việc cơ quan nhà nước có thể tiếp cận với toàn bộ dữ liệu hệ thống của các nhà cung cấp dịch vụ thì liệu có đảm bảo các trang mạng xã hội như Facebook, Youtube có tiếp tục hiện diện ở Việt Nam trong tương lai sắp đến?
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |