Mới đây, Chính phủ vừa ký ban hành Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định về quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước.
Theo đó, Điều 7 Nghị định 50/2014/NĐ-CP quy định ngoại tệ được phép đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước là ngoại tệ tự do chuyển đổi và ngoại tệ khác theo cam kết tại các thỏa thuận hoán đổi tiền tệ song phương và đa phương do Ngân hàng Nhà nước ký kết với các ngân hàng trung ương và tổ chức tài chính quốc tế.
Hình minh họa (nguồn internet)
Bên cạnh đó, Nghị đjnh 50 quy định thành phần dự trữ ngoại hối nhà nước bao gồm:
- Ngoại tệ tiền mặt, tiền gửi bằng ngoại tệ ở nước ngoài.
- Chứng khoán và các giấy tờ có giá khác bằng ngoại tệ do Chính phủ, tổ chức nước ngoài, tổ chức quốc tế phát hành.
- Quyền rút vốn đặc biệt, dự trữ tại Quỹ tiền tệ quốc tế.
- Vàng do Ngân hàng Nhà nước quản lý.
- Các loại ngoại hối khác của Nhà nước.
Có 04 nguồn hình thành dự trữ ngoại hối nhà nước: Ngoại hối mua từ ngân sách nhà nước và thị trường ngoại hối; Ngoại hối từ các khoản vay ngân hàng và tổ chức tài chính quốc tế; Ngoại hối từ tiền gửi ngoại tệ của Kho bạc Nhà nước và các tổ chức tín dụng; Ngoại hối mua từ các khoản sinh lời từ đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước; Ngoại hối từ các nguồn khác.
Định kỳ 6 tháng và khi cần thiết, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định phê duyệt cơ cấu, tiêu chuẩn, hạn mức đầu tư dự trữ ngoại hối nhà nước và báo cáo Thủ tướng Chính phủ đồng thời gửi Bộ Tài chính để phối hợp.
Xem thêm các quy định khác tại Nghị định 50/2014/NĐ-CP có hiệu lực từ 15/7/2014.
Thu Ba
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |