Thủ tướng ban hành Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 như thế nào? – Khánh Phi (Bình Dương)
Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam (Hình từ internet)
Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2023 về Lộ trình thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững Việt Nam đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
Mục tiêu 1: Chấm dứt mọi hình thức nghèo ở mọi nơi
**Mục tiêu 1.1: Đến năm 2020, xóa bỏ tình trạng nghèo cùng cực cho tất cả mọi người ở mọi nơi, sử dụng chuẩn nghèo với mức thu nhập bình quân đầu người thấp hơn 1,25 đô la Mỹ sức mua tương đương (giá 2005)/ngày; đến năm 2030, giảm ít nhất một nửa tỷ lệ nghèo theo tiêu chí nghèo đa chiều của quốc gia (Mục tiêu 1.1 và Mục tiêu 1.2 toàn cầu)
- Tỷ lệ nghèo đa chiều như sau:
+ Năm 2025: Duy trì mức giảm 1 -1,5% hàng năm
+ Năm 2030: Duy trì mức giảm 1 - 1,5% hàng năm
**Mục tiêu 1.2: Triển khai trên toàn quốc các hệ thống và các biện pháp an sinh xã hội thích hợp cho mọi người, bao gồm cả các chính sách sàn an sinh xã hội và đến năm 2030 đạt được diện bao phủ đáng kể cho người nghèo và những người dễ bị tổn thương (Mục tiêu 1.3 toàn cầu)
- Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm xã hội:
+ Năm 2025: 45%;
+ Năm 2030: 60%.
- Tỷ lệ lực lượng lao động trong độ tuổi tham gia bảo hiểm thất nghiệp:
+ Năm 2025: 35%;
+ Năm 2030: 45%.
- Số người được hỗ trợ xã hội hàng tháng tại cộng đồng:
+ Năm 2025: 3,5% dân số;
+ Năm 2030: 4% dân số.
- Số người được hỗ trợ xã hội đột xuất:
+ Năm 2025: 100% người cần trợ giúp khẩn cấp
+ Năm 2030: 100% người cần trợ giúp khẩn cấp
Mục tiêu 2: Xóa đói, bảo đảm an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng và thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững
**Mục tiêu 2.1: Đến năm 2030, chấm dứt tình trạng thiếu đói và đảm bảo tất cả mọi người, đặc biệt những người nghèo và những người dễ bị tổn thương, bao gồm cả người cao tuổi và trẻ sơ sinh, được tiếp cận với thực phẩm an toàn, đủ dinh dưỡng và đầy đủ quanh năm (Mục tiêu 2.1 toàn cầu)
- Tỷ lệ hộ gia đình thiếu an ninh thực phẩm mức độ nặng và vừa
+ Năm 2025: Giảm dưới 8% (khu vực miền núi dưới 25%)
+ Năm 2030: Giảm dưới 5% (khu vực miền núi dưới 20%)
Mục tiêu 2.2: Đến năm 2030, giảm tất cả các hình thức suy dinh dưỡng, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho các đối tượng là trẻ em, trẻ em gái vị thành niên, phụ nữ mang thai và đang cho con bú, người cao tuổi (Mục tiêu 2.2 toàn cầu)
- Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi:
+ Suy dinh dưỡng thấp còi: Năm 2025 <17%; Năm 2030: <15%
+ Suy dinh dưỡng gầy còm: Năm 2025 <5%; Năm 2030: <3%
+ Thừa cân béo phì: Duy trì mức < 10%
++ Nông thôn: <7%
++ Thành thị: <11%
**Mục tiêu 2.3: Đến năm 2030, tăng gấp 1,5 lần năng suất lao động trong nông nghiệp và thu nhập của lao động nông nghiệp (Mục tiêu 2.3 toàn cầu)
- Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn
+ Năm 2025: Tăng ít nhất 1,5 lần so với năm 2020
+ Năm 2030: Tăng hơn 2,5 - 3 lần so với năm 2020
**Mục tiêu 2.4: Đến năm 2030, bảo đảm sản xuất lương thực, thực phẩm bền vững và áp dụng những phương thức sản xuất nông nghiệp có khả năng chống chịu giúp tăng năng suất và sản lượng, duy trì hệ sinh thái, tăng cường khả năng thích ứng với biến đổi khí hậu và các thảm họa khác và dần dần cải tạo chất lượng đất đai (Mục tiêu 2.4 toàn cầu)
- Diện tích canh tác hoa màu (lúa, rau, quả, cà phê, chè) được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương: Duy trì mức tăng 10- 15% hàng năm
- Diện tích nuôi trồng thủy sản được chứng nhận thực hành nông nghiệp tốt (VietGAP) hoặc tương đương: Duy trì mức tăng 8% hàng năm
Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 841/QĐ-TTg năm 2023.
Dương Châu Thanh
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |