Đây là nội dung quan trọng được quy định tại Nghị định 06/2011/NĐ-CP hướng dẫn Luật người cao tuổi , được ban hành ngày 14/01/2011.
Làm thế nào để được cấp phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi? (Ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 9 Nghị định 06/2011/NĐ-CP quy định cơ sở chăm sóc người cao tuổi để được cấp phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi phải đáp ứng các điều kiện sau:
- Đã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;
- Người đứng đầu cơ sở phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người cao tuổi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định này.
- Cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.
Về Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi:
- Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi có nội dung chính sau đây:
Tên cơ sở, địa chỉ trụ sở chính, số điện thoại, số fax;
Họ và tên người đứng đầu cơ sở;
Phạm vi, nội dung dịch vụ cung cấp của cơ sở.
- Cơ sở chăm sóc người cao tuổi chỉ được hoạt động theo nội dung ghi trong giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.
- Khi thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ phải làm thủ tục đề nghị điều chỉnh giấy phép; trường hợp thay đổi hình thức tổ chức, chia, tách, hợp nhất, sáp nhập phải làm thủ tục đề nghị cấp giấy phép.
- Khi giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi bị mất, bị hư hỏng thì cơ sở được cấp lại giấy phép.
Xem chi tiết tại Nghị định 06/2011/NĐ-CP, có hiệu từ ngày 01/3/2011.
Thùy Trâm
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |