Qua vụ "Không chịu thi hành án với Phước Sang, VietinBank bị lập biên bản". Chúng ta có thể thấy, tình trạng các bên có nghĩa vụ chây ì không chịu thi hành án xảy ra ngày càng nhiều. Vậy pháp luật có quy định gì để có thể bảo đảm cho người có quyền lợi?
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 30 Luật Thi hành án dân sự thì trong thời hạn 05 năm, kể từ ngày bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật, người được thi hành án, người phải thi hành án có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền ra quyết định thi hành án. Nếu bạn đã có đơn yêu cầu thi hành án đúng hạn và đúng thủ tục luật định thì trách nhiệm thi hành án thuộc về cơ quan thi hành án.
Đơn yêu cầu thi hành án có các nội dung chính sau đây:
Người làm đơn yêu cầu thi hành án phải ghi rõ ngày, tháng, năm và ký tên hoặc điểm chỉ; trường hợp là pháp nhân thì phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp và đóng dấu của pháp nhân.
Kèm theo đơn yêu cầu thi hành án, phải có bản án, quyết định được yêu cầu thi hành và tài liệu khác có liên quan, nếu có.
Ngoài ra, bạn có quyền yêu cầu cơ quan thi hành án dân sự áp dụng biện pháp bảo đảm thi hành án quy định tại Điều 66 của Luật này, bao gồm : phong tỏa tài khoản, tạm giữ giấy tờ, tạm dừng việc đăng ký, chuyển dịch, thay đổi hiện trạng về tài sản.
Tuy nhiên, việc thi hành án bị kéo dài có thể do những nguyên nhân khách quan như người phải thi hành án đã chết mà không có người thừa kế; người phải thi hành án không còn tài sản... Vì vậy, bạn cần liên hệ trực tiếp với cơ quan thi hành án đã thụ lý đơn yêu cầu thi hành án của mình để tìm hiểu nguyên nhân của việc thi hành án bị kéo dài.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |