Kỹ năng trình độ cao đẳng của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình

Vừa qua, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đã ban hành Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH quy định về khối lượng kiến thức tối thiểu, yêu cầu về năng lực mà người học đạt được sau khi tốt nghiệp trình độ trung cấp, trình độ cao đẳng các ngành, nghề thuộc lĩnh vực nghệ thuật, báo chí và thông tin.

Kỹ năng trình độ cao đẳng của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình, thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH

Kỹ năng trình độ cao đẳng của ngành kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình (Ảnh minh họa)

Theo đó, Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH  quy định Kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng là ngành, nghề khai thác và sử dụng các thiết bị ghi hình, ghi âm, dựng hình, ánh sáng, truyền dẫn, phần mềm chuyên dụng… để tạo ra các thể loại chương trình truyền hình (dưới dạng tín hiệu video) theo yêu cầu của kịch bản, của đạo diễn, biên tập đáp ứng yêu cầu Bậc 5 trong Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Nghành, nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình trình độ cao đẳng  phải đáp ứng các yêu cầu về kỹ năng như sau:

  • Thành thạo trong việc khai thác, sử dụng, vận hành, bảo quản máy quay, máy ảnh, ống kính, đèn chiếu và các thiết bị hỗ trợ;

  • Thành thạo trong việc dựng được các tác phẩm thuộc thể loại tin tức và phóng sự truyền hình;

  • Sử dụng thành thạo phần mềm dựng âm thanh Adobe Audition CC để thực hiện thu âm, dựng âm thanh, mixing, lồng tiếng;

  • Sử dụng thành thạo các loại đèn để thiết lập chiếu sáng sản xuất các chương trình truyền hình; Khắc phục sự cố của các loại đèn chiếu sáng; cài đặt một số chương trình chiếu sang cơ bản tại bàn điều khiển ánh sáng;

  • Thực hiện được việc sử dụng kỹ xảo truyền hình hoàn thiện tác phẩm;

  • Thực hiện được các thao tác cơ bản trong phần mềm 3D Max, thiết kế được logo, hình hiệu, trường quay ảo cho các chương trình truyền hình;

  • Sử dụng thành thạo hệ thống thiết bị đường tiếng trong sản xuất tiền kỳ như: đấu nối, điều chỉnh, xử lý được hệ thống thiết bị đường tiếng trong Audio Studio, trong Video Studio và trong các sự kiện;

  • Sử dụng được các thiết bị cơ bản trong hệ thống thiết bị đường hình; đấu nối, kiểm tra thiết bị, khắc phục những sự cố thông thường;

  • Thực hiện được việc khai thác, bảo quản thiết bị lưu động; đấu nối và vận hành thiết bị lưu động để sản xuất chương trình truyền hình;

  • Vận hành khai thác phần mềm phát sóng chuyên dụng, lập lịch phát sóng theo yêu cầu;

  • Phân tích và xử lý thông tin: Có khả năng tìm kiếm, tổng hợp các sự kiện trong xã hội, các thông tin liên quan đến ngành; phân tích và xử lý thông tin để thực hiện các nhiệm vụ chuyên ngành;

  • Nhanh chóng thích nghi với môi trường làm việc chuyên nghiệp, chịu áp lực công việc;

  • Kỹ năng cơ bản về giao tiếp, thuyết trình, giải thích và thuyết phục người khác về nội dung, giải pháp để thực hiện những ý tưởng trong thực tiễn tác nghiệp;

  • Biết cách tổ chức, quản lý, phối hợp, tôn trọng và lắng nghe các thành viên khác trong ekip;

  • Xử lý linh hoạt, hiệu quả các tình huống nảy sinh trong quá trình tác nghiệp;

  • Sử dụng được công nghệ thông tin cơ bản theo qui định; khai thác, ứng dụng các phần mềm tin học vào công việc chuyên môn của nghề kỹ thuật sản xuất chương trình truyền hình;

  • Sử dụng được ngoại ngữ cơ bản, đạt bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam; ứng dụng được ngoại ngữ vào một số công việc chuyên môn của ngành, nghề.

Chi tiết xem tại Thông tư 19/2019/TT-BLĐTBXH có hiệu lực từ ngày 06/02/2020.

Ty Na

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

412 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;