Khi bạn cư trú lâu dài ở một nơi nào đó, bạn đi đăng ký thường trú tại cơ quan địa phương, bạn sẽ được cấp sổ hộ khẩu hay thường gọi tắt là KT1.
Khi nhắc đến KT1 bạn có thể hiểu rằng đó là sổ hộ khẩu thường trú được cấp cho hộ gia đình hoặc cá nhân đã đăng ký thường trú và có giá trị xác định nơi thường trú của công dân. Thường trú là cư trú một cách lâu dài và được ghi rõ trên chứng minh nhân dân về nơi đăng ký hộ khẩu thường trú.
Mỗi người chỉ được đăng ký thường trú tại một nơi và việc đăng ký thường trú tại tỉnh hoặc thành phố trực thuộc trung ương phải đảm bảo một số điều kiện như sau:
Theo Luật cư trú 2006:
“ Điều 19. Điều kiện đăng ký thường trú tại tỉnh
Công dân có chỗ ở hợp pháp ở tỉnh nào thì được đăng ký thường trú tại tỉnh đó. Trường hợp chỗ ở hợp pháp do thuê, mượn, ở nhờ của cá nhân thì phải được người cho thuê, cho mượn, cho ở nhờ đồng ý bằng văn bản.”
Theo Luật cư trú sửa đổi năm 2013:
“ Điều 20. Điều kiện đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
Công dân thuộc một trong những trường hợp sau đây thì được đăng ký thường trú tại thành phố trực thuộc trung ương:
1. Có chỗ ở hợp pháp, trường hợp đăng ký thường trú vào huyện, thị xã thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ một năm trở lên, trường hợp đăng ký thường trú vào quận thuộc thành phố trực thuộc trung ương thì phải có thời gian tạm trú tại thành phố đó từ hai năm trở lên;
2. Được người có sổ hộ khẩu đồng ý cho nhập vào sổ hộ khẩu của mình nếu thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Vợ về ở với chồng; chồng về ở với vợ; con về ở với cha, mẹ; cha, mẹ về ở với con;
b) Người hết tuổi lao động, nghỉ hưu, nghỉ mất sức, nghỉ thôi việc về ở với anh, chị, em ruột;
c) Người khuyết tật, mất khả năng lao động, người bị bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức, khả năng điều khiển hành vi về ở với anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
d) Người chưa thành niên không còn cha, mẹ hoặc còn cha, mẹ nhưng cha, mẹ không có khả năng nuôi dưỡng về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột, người giám hộ;
đ) Người thành niên độc thân về ở với ông, bà nội, ngoại, anh, chị, em ruột, cô, dì, chú, bác, cậu ruột;
e) Ông bà nội, ngoại về ở với cháu ruột;
...”
Việc đăng ký thường trú được thực hiện tại Cơ quan công an. (Điều 9 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
Hồ sơ đăng ký thường trú, bao gồm: (Xem chi tiết tại Điều 6 Thông tư 35/2014/TT-BCA)
Ngoài ra, chúng ta phải phân biệt KT1 với một số khái niệm sau:
Xem thêm quy định về đăng ký thường trú tại Luật cư trú 2006 và Luật cư trú sửa đổi 2013
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |