Theo đó, Nghị định 96 đưa ra một số quy định về kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thuỷ lợi như sau:
Quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi:
- Việc quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, các văn bản hướng dẫn Luật;
- Các tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi phải có đầy đủ các chứng từ để làm căn cứ thanh, quyết toán các khoản hỗ trợ tài chính (bản sao có xác nhận sao y bản chính của tổ chức, cá nhân khai thác công trình thủy lợi), gồm:
- Hợp đồng cung cấp, sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi;
- Biên bản nghiệm thu, thanh lý Hợp đồng sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi,. Trường hợp Hộ dùng nước được là UBND cấp xã, hợp tác xã, tổ chức hợp tác dùng nước, giám đốc trạm trại thí nghiệm, giám đốc nông trường thì phải có bảng danh sách các hộ gia đình, diện tích đất của từng hộ gia đình kèm theo.
Xử lý thừa, thiếu kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi
- Xử lý thừa, thiếu kinh phí đối với các tổ chức quản lý khai thác công trình thủy lợi:
- Nếu số kinh phí được cấp lớn hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì phải nộp trả ngân sách nhà nước phần chênh lệch;
- Nếu số kinh phí được cấp thấp hơn số kinh phí được hỗ trợ theo quyết toán thì sẽ được ngân sách cấp bổ sung theo quy định.
- Hàng năm, Sở Tài chính phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp quyết toán kinh phí hỗ trợ sử dụng sản phẩm, dịch vụ công ích thủy lợi trình UBND tỉnh có Quyết định phê duyệt gửi Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính để xem xét, xử lý kinh phí thừa, thiếu theo quy định.
Xem thêm Nghị định 96/2018/NĐ-CP có hiệu lực từ ngày 01/7/2018
-Thảo Uyên-
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn