Cuộc tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019 đã được phát phát động và diễn ra bắt đầu từ ngày 01/4, kéo dài cho đến ngày 25/4/2019. Theo đó, phối hợp cung cấp thông tin cho điều tra viên là nghĩa vụ của tất cả người dân Việt Nam. Vậy, trường hợp từ chối cung cấp thông tin thì có bị xử lý không?
Khoản 2 Điều 33 Luật Thống kê 2015 quy định tổ chức, cá nhân được điều tra thống kê có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực, chính xác, đầy đủ và đúng thời hạn theo yêu cầu của điều tra viên thống kê hoặc cơ quan tiến hành điều tra thống kê; ngoài ra không được từ chối hoặc cản trở việc cung cấp thông tin điều tra thống kê.
Việc phối hợp của người dân trong công tác điều tra dân số không còn là khuyến khích mà đó là nghĩa vụ. Hơn nữa, Điều 10 Luật này cũng quy định một trong các hành vi bị nghiêm cấm trong hoạt động thống kê nhà nước là “không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ, không kịp thời, cản trở việc cung cấp thông tin theo phương án điều tra thống kê, chế độ báo cáo thống kê và từ dữ liệu hành chính do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định”. Do đó, việc từ chối cung cấp thông tin cho điều tra viên trong thống kê dân số sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Cụ thể, theo quy định tại Điều 5 Nghị định 95/2016/NĐ-CP hành vi không thực hiện hoặc cản trở việc thực hiện điều tra thống kê; khai man thông tin điều tra thống kê có thể bị phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng tùy vào tính chất và mức độ vi phạm.
Duy Thịnh
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |