- Nơi có áp suất lớn hơn áp suất khí quyển;
- Trong hầm lò;
- Nơi cheo leo nguy hiểm;
- Nơi làm việc không phù hợp với thần kinh, tâm lý phụ nữ;
- Ngâm mình thường xuyên dưới nước, ngâm mình dưới nước bẩn, dễ bị nhiễm trùng;
- Nặng nhọc quá sức (mức tiêu hao năng lượng trung bình trên 5 Kcal/phút, nhịp tim trung bình trên 120/phút);
- Tiếp xúc với phóng xạ hở;
- Trực tiếp tiếp xúc với hoá chất có khả năng gây biến đổi gien.
Không được sử dụng lao động nữ có thai, đang cho con bú và lao động nữ vị thành niên trong các điều kiện như sau:
- Tiếp xúc với điện từ trường ở mức quá giới hạn cho phép;
- Trực tiếp tiếp xúc với một số hoá chất mà sự tích luỹ của nó trong cơ thể ảnh hưởng xấu đến chuyển hoá tế bào, dễ gây sẩy thai, đẻ non, nhiễm trùng nhau thai, khuyết tật bẩm sinh, ảnh hưởng xấu tới nguồn sữa mẹ, viêm nhiễm đường hô hấp;
- Nhiệt độ không khí trong nhà xưởng từ 45oC trở lên về mùa hè và từ 40oC trở lên về mùa đông hoặc chịu ảnh hưởng của bức xạ nhiệt cao;
- Trong môi trường có độ rung cao hơn tiêu chuẩn cho phép;
- Tư thế làm việc gò bó, hoặc thiếu dưỡng khí.
Ngoài ra, danh mục công việc không được sử dụng lao động nữ được quy định tại Phụ lục kèm theo Thông tư Liên bộ 03/TT-LB 1994.
Xem chi tiết tại Pháp lệnh bảo hộ lao động 1991 và Thông tư Liên bộ 03/TT-LB 1994.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn