Chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng, pháp luật có quy định này là nhằm bảo vệ quyền lợi của người sử dụng lao động trong một số trường hợp đặc biệt. Nhưng áp dụng nó như thế nào cho đúng, tránh gây khó khăn cho người lao động.
Vấn đề làm các công việc khác với nội dung trong hợp đồng gây rất nhiều khó khăn cho người lao động. Một số cơ sở sử dụng lao động còn vì tư thù cá nhân mà chuyển người lao động làm công việc khác. Vậy pháp luật lao động Việt Nam quy định về việc này như thế nào?
Theo quy định tại Điều 31 Bộ luật Lao động 2012, người sử dụng lao động chỉ được phép chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong các trường hợp:
Việc chuyển người lao động làm công việc khác trong 2 trường hợp vừa nêu chỉ là tạm thời và không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được sự đồng ý của người lao động. Ngoài hai trường hợp trên, người sử dụng lao động không được phép chuyển người lao động làm công việc khác với hợp đồng.
Người lao động sẽ được trả lương theo công việc mới. Nếu mức lương công việc mới thấp hơn công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm việc. Đồng thời, tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng.
Như vậy, không phải lúc nào người sử dụng lao động cũng được phép chuyển người lao động làm công việc khác thỏa thuận ban đầu. Đồng thời, pháp luật lao động cũng giới hạn về thời gian chuyển. Việc không tuân thủ các quy định trên là vi phạm pháp luật lao động và người lao động có quyền từ chối yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc khiếu nại đến cơ quan có thẩm quyền.
Xin cho tôi hỏi các trường hợp nào người lao động bị áp dụng hình thức xử lý kỷ luật sa thải? - Quốc Bảo (Khánh Hòa)
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |