Khi nào phạm tội buôn lậu?

Xin chào Thư Ký Luật. Cho tôi hỏi nếu tôi đi du lịch nước ngoài và mua hàng xách tay về để bán thì có bị coi là phạm tội buôn lậu hay không? Mong sớm nhận được sự hỗ trợ từ Thư Ký Luật.

Thư Ký Luật xin giải đáp thắc mắc của Anh/Chị như sau:

Ngày nay, hàng loạt người kinh doanh hàng "xách tay" vì tính lợi nhuận cao của nó do không phải chịu thuế nhập khẩu như thông thường. Một vụ việc điển hình là hai công dân mang quốc tịch Mỹ khi làm thủ tục nhập cảnh vào Việt Nam, đã bị lực lượng chức năng sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất thu giữ 240 điện thoại iPhone 6 trái phép. Và hành vi này có thể bị xét vào tội buôn lậu theo pháp luật hình sự Việt Nam.

Theo Điều 153 Bộ luật hình sự 1999 thì buôn lậu được hiểu là vận chuyển trái phép các loại hàng hóa qua biên giới quốc gia. Các loại hàng hóa này bao gồm:

  1. Hàng hóa, tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý có giá trị từ 100.000.000 đồng trở lên. Nếu dưới 100.000.000 đồng thì phải thỏa mãn 1 trong 2 điều kiện:
    • Đã bị xử phạt hành chính về một trong những hành vi được quy định từ Điều 153 đến Điều 161.
    • Đã bị kết án về một trong những tội này nhưng chưa được xóa án tích.
  2. Vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa;
  3. Hàng cấm kinh doanh.
    Danh mục hàng hóa cấm kinh doanh được quy định cụ thể Phụ lục I Danh mục hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh ban hành kèm theo Nghị định 59/2006/NĐ-CP.

Hành vi buôn bán trái phép hàng hóa nếu không qua biên giới thì không cấu thành tội buôn lậu mà tùy từng trường hợp hành vi sẽ cấu thành tội buôn bán hàng cấm, kinh doanh trái phép. Như vậy có thể thấy hành vi vận chuyển qua biên giới là điều kiện bắt buộc để cấu thành tội buôn lậu. Đương nhiên, người thực hiện phải có lỗi cố ý trực tiếp.

Thông thường, hành vi buôn lậu rất dễ nhầm lẫn với hành vi vận chuyển hàng trái phép. Thế nhưng hai hành vi này khác nhau hoàn toàn về mặt bản chất. Cụ thể, dấu hiệu đặc trưng để phân biệt với hành vi buôn lậu là người phạm tội vận chuyển trái phép hàng hóa qua biên giới không phải là chủ hàng, họ chỉ là người vận chuyển cho chủ hàng, có lấy tiền công hoặc không lấy tiền công. Người vận chuyển trái phép chỉ bị khép vào tội buôn lậu nếu họ là đồng phạm trong vụ án buôn lậu đó.

Như vậy, tùy vào mặt hàng Anh/Chị xách tay và giá trị của hàng hóa đó như đã liệt kê ở trên để xem xét có phạm tội buôn lậu theo pháp luật hình sự Việt Nam hiện hành hay không.

Những văn bản có liên quan:

Bộ luật Hình sự 2015

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

4417 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;