Đây là nội dung đáng chú ý tại Thông tư 42/2011/TT-BGDĐT quy định về quy trình điều tra, giải quyết tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông.
Khám nghiệm công trình liên quan đến TNGT đường thủy được thực hiện như thế nào? (Ảnh minh họa)
Theo đó, tại Điều 12 Thông tư 64/2020/TT-BCA quy định về việc tiến hành khám nghiệm công trình có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa của lực lượng Cảnh sát giao thông như sau:
Đối với cầu:
- Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cầu: Chiều cao tĩnh không của cầu; Bán kính cong của luồng tại nơi xây dựng cầu; Vị trí của cầu với dòng chủ lưu; Trụ chống va của cầu; Khẩu độ cầu (tính từ phần nhô ra mặt trong của 2 trụ cầu);
- Kiểm tra hệ thống báo hiệu: Biển vày cầu; Biển trụ cầu; Phao báo hiệu dẫn luồng vào khoang thông thuyền; Đèn báo hiệu cho phương tiện đi ban đêm và ánh sáng khoang thông thuyền (đối với những vụ gây tai nạn xảy ra vào ban đêm);
- Khám nghiệm, ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn giao thông để lại trên các trụ cầu ở khoang thông thuyền, thành cầu;
Đối với các công trình vượt sông trên không:
- Đường dây tải điện, đường dây thông tin liên lạc, các đường ống dẫn trên không, đường dây cáp để đo nước của thuỷ văn đi trên không;
- Kiểm tra tĩnh không của đường dây bắc qua sông;
- Kiểm tra báo hiệu chỉ dẫn có điện cao thế, báo phía trước có đường dây cao thế vượt qua sông;
- Khám nghiệm, ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn giao thông để lại trên hiện trường.
Đối với các công trình ngầm vượt sông:
- Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật: Vị trí có công trình vượt sông; độ sâu chôn ngầm cần thiết. Đối chiếu với các tiêu chuẩn cho phép khi xây dựng công trình để phát hiện những sai phạm trong thiết kế cũng như khi thi công xây dựng;
- Kiểm tra, xem xét hệ thống báo hiệu, biển báo, đánh dấu vị trí công trình ngầm; các loại biển báo cấm trong phạm vi 200m về thượng lưu và hạ lưu;
- Khám nghiệm, ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn giao thông để lại trên công trình;
Đối với cảng, bến thủy nội địa:
- Kiểm tra giấy phép hoạt động cảng, bến thủy nội địa (nếu có); các điều kiện về an toàn cảng, bến thủy nội địa;
- Kiểm tra báo hiệu đường thủy nội địa, trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc, phạm vi bảo vệ là 0 5 mét, kể từ điểm ngoài cùng trở ra mỗi phía của trụ neo, cọc neo, mốc thủy chí, mốc đo đạc;
- Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật cơ bản của cảng thủy nội địa:
Thông số kỹ thuật của hệ thống công trình để phương tiện, tàu biển neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác;
Giới hạn của vùng đất cảng: cầu cảng, kho, bãi, nhà xưởng, trụ sở, cơ sở dịch vụ, hệ thống giao thông, thông tin liên lạc, điện, nước, lắp đặt thiết bị và công trình phụ trợ khác;
Giới hạn của vùng nước trước cầu cảng, vùng quay trở, khu neo đậu, khu chuyển tải, khu hạ tải, khu tránh bão;
Khám nghiệm ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn giao thông để lại trên công trình hoặc trên hiện trường;
- Kiểm tra các chỉ tiêu kỹ thuật bến thủy nội địa:
Công trình bến hàng hóa, bến hành khách, bến tổng hợp, bến khách ngang sông, bến chuyên dùng;
Phạm vi vùng đất và vùng nước trước bến để phương tiện neo đậu, xếp dỡ hàng hóa, đón trả hành khách và thực hiện dịch vụ hỗ trợ khác;
Khám nghiệm ghi nhận các dấu vết của vụ tai nạn giao thông để lại trên công trình hoặc trên hiện trường.
Lưu ý: Thành phần tham gia khám nghiệm công trình thực hiện theo quy định tại điểm c khoản 3 Điều 9 Thông tư này và phải lập Biên bản khám công trình liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường thủy nội địa theo mẫu số 09/TNĐTban hành kèm theo.
Chi tiết xem tại Thông tư 64/2020/TT-BCA có hiệu lực từ ngày 01/01/2021.
Ty Na
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |