Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050

Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050
Quốc Tuấn

Xin cho tôi hỏi Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 được quy định thế nào? - Hồng Ánh (TPHCM)

Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050

Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 (Hình từ internet)

Ngày 14/5/2024, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành Quyết định 1072/QĐ-CHK về Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050.

Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050

Theo đó, Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam ban hành Kế hoạch tổng thể về bảo đảm hoạt động bay của Việt Nam đến năm 2030 và định hướng đến năm 2050 với định hướng và giải pháp như sau:

(1) Định hướng về bảo đảm hoạt động bay đến năm 2050

Định hướng bảo đảm hoạt động bay đến năm 2050 của Việt Nam tập trung vào việc tạo dựng một hệ thống ATM hiện đại, bền vững và hội nhập quốc tế. Dưới đây là những định hướng phát triển lớn:

- Hạ tầng và công nghệ tiên tiến:

Tiếp tục phát triển hạ tầng và công nghệ theo hướng hiện đại và áp dụng công nghệ mới để cải thiện hiệu quả hệ thống ATM và nâng cao an toàn.

- An ninh và An toàn Hàng không:

Tăng cường các biện pháp an ninh, giám sát và phòng ngừa rủi ro thông qua công nghệ mới. Ưu tiên đầu tư vào các hệ thống an toàn và an ninh phòng chống can thiệp bên ngoài vào hệ thống ATM.

- Phát triển bền vững:

Ứng dụng các giải pháp công nghệ xanh để giảm thiểu tác động môi trường của các hoạt động hàng không, bao gồm việc sử dụng nhiên liệu sinh học và các biện pháp giảm phát thải CO2. Sự phát triển của các hệ thống điều khiển thông minh giúp tối ưu hóa mức tiêu thụ năng lượng và giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn.

- Tích hợp Hàng không Dân dụng và Quân sự:

Tiếp tục tăng cường, phát triển mô hình hợp tác giữa hàng không dân dụng và quân sự nhằm đảm bảo việc sử dụng hiệu quả vùng trời và cơ sở hạ tầng, đồng thời duy trì an ninh hệ thống ATM.

- Đào tạo và phát triển nguồn nhân lực:

Đẩy mạnh đào tạo và phát triển kỹ năng cho nhân lực hệ thống ATM, nhằm đáp ứng yêu cầu ngày càng cao về chuyên môn hóa và quản lý hiện đại trong bối cảnh toàn cầu hóa.

- Kết nối toàn cầu và Hợp tác Quốc tế:

Thúc đẩy hợp tác quốc tế trong lĩnh vực bảo đảm hoạt động bay để hưởng lợi từ sự chia sẻ kinh nghiệm, công nghệ và tài nguyên; hướng tới việc trở thành một trung tâm hàng không lớn trong khu vực và quốc tế.

(2) Các nhóm giải pháp thực hiện Kế hoạch

- Nhóm giải pháp 1: Nâng cấp và phát triển cơ sở hạ tầng

+ Nghiên cứu và đầu tư vào cơ sở hạ tầng hiện đại tại các sân bay để tối ưu hóa năng lực và hiệu quả hoạt động.

+ Triển khai các đường Hàng không và phương thức tiếp cận mới phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, tập trung hoàn thành toàn bộ các nội dung về PBN.

+ Cải thiện các trang thiết bị và công nghệ tại các sân bay để hỗ trợ các hoạt động kiểm soát không lưu và điều hành bay.

- Nhóm giải pháp 2: Tăng cường An toàn và An ninh Hàng không

+ Tăng cường các biện pháp an ninh tại các sân bay và trong quản lý không lưu.

+ Áp dụng công nghệ giám sát tiên tiến như ADS-B và các hệ thống giám sát tiếp cận chính xác.

+ Thực hiện các chương trình đào tạo và chứng nhận để nâng cao kỹ năng và năng lực của nhân viên hàng không.

- Nhóm giải pháp 3: Phát triển Bền vững và Công nghệ Xanh

+ Nghiên cứu, ứng dụng các giải pháp giảm thiểu tác động môi trường.

+ Phát triển các dự án nghiên cứu về công nghệ mới để giảm phát thải và tăng hiệu quả sử dụng năng lượng.

- Nhóm giải pháp 4: Tích hợp và Hợp tác Dân dụng - Quân sự

+ Xây dựng cơ chế hợp tác giữa các cơ quan hàng không dân dụng và quân sự để chia sẻ không gian và cơ sở hạ tầng hàng không.

+ Thực hiện các kế hoạch và chính sách chung nhằm tối ưu hóa việc sử dụng không gian không lưu và cải thiện hiệu quả hoạt động.

- Nhóm giải pháp 5: Quản lý và Khai thác hiệu quả

+ Triển khai các hệ thống quản lý không lưu tự động (ATM) và các công cụ điều khiển dựa trên dữ liệu để cải thiện luồng không lưu và hiệu suất hoạt động.

+ Nâng cấp các hệ thống giám sát và điều khiển để đảm bảo an toàn và hiệu quả trong điều hành.

- Nhóm giải pháp 6: Hợp tác Quốc tế và phát triển mạng lưới

+ Tăng cường hợp tác quốc tế thông qua các hội nghị và thỏa thuận để chia sẻ kiến thức, công nghệ và nguồn lực.

+ Phát triển các chương trình trao đổi chuyên gia và hợp tác đào tạo để hưởng lợi từ kinh nghiệm và chuyên môn quốc tế.

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 1072/QĐ-CHK ban hành từ ngày 14/5/2024.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

235 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;