Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch có những nội dung thực hiện nào? – Minh Huệ (Ninh Thuận)

Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 26/4/2024, Bộ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Quyết định 1177/QÐ-BVHTTDL về Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch.

Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch

Theo đó, nội dung thực hiện của Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch như sau:

(1) Đối tượng, phạm vi và thời gian điều tra

- Đối tượng điều tra:

Theo Điều 15 Luật Du lịch 2017: Tài nguyên du lịch, bao gồm:

+ Tài nguyên du lịch tự nhiên bao gồm cảnh quan thiên nhiên, các yếu tố địa chất, địa mạo, khí hậu, thủy văn, hệ sinh thái và các yếu tố tự nhiên khác có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

+ Tài nguyên du lịch văn hóa bao gồm di tích lịch sử - văn hóa, di tích cách mạng, khảo cổ, kiến trúc; giá trị văn hóa truyền thông, lễ hội, văn nghệ dân gian và các giá trị văn hóa khác; công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng cho mục đích du lịch.

- Phạm vi điều tra: Điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch trên toàn bộ 63 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Thời gian triển khai: Thời điểm tiến hành điều tra: Bắt đầu từ năm 2024 (Dự kiến thực hiện trong vòng 05 năm).

(2) Nhiệm vụ của công tác tổ chức điều tra tài nguyên du lịch

- Xây dựng kế hoạch, phương án điều tra:

Xây dựng và triển khai kế hoạch, phương án điều tra tài nguyên du lịch của từng địa phương theo hướng có trọng tâm, trọng điểm, đảm bảo phù hợp với Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2030, các quy định và quy trình của Luật Thống kê 2015, Luật Du lịch 2017. Trong đó, xác định rõ danh mục các điểm tài nguyên đưa vào phương án điều tra.

- Xây dựng phần mềm và các tài liệu hướng dẫn phục vụ công tác điều tra tài nguyên du lịch

+ Xây dựng phần mềm nhập thông tin và tổng hợp kết quả, dữ liệu về tài nguyên du lịch gắn với việc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên du lịch.

+ Xây dựng công cụ hỗ trợ công tác điều tra thu thập thông tin (phiếu điện tử trên thiết bị di động (CAPI), phiếu điện tử trực tuyến (Webform), mẫu biểu tổng hợp.

+ Xây dựng tài liệu hướng dẫn sử dụng phần mềm điều tra tài nguyên du lịch.

+ Xây dựng tài liệu tập huấn, hướng dẫn điều tra tài nguyên du lịch

- Tổ chức tập huấn công tác điều tra

+ Tuyển chọn đội ngũ điều tra viên, giám sát viên.

+ Tổ chức tập huấn cho các địa phương, hướng dẫn việc tổ chức điều tra, thu thập thông tin, nhập thông tin về tài nguyên du lịch lên hệ thống.

- Tổ chức triển khai điều tra

+ Hướng dẫn các địa phương triển khai thực hiện công tác khảo sát, thu thập thông tin, điều tra tài nguyên du lịch.

+ Tổ chức kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện điều tra, phối hợp với các địa phương để đảm bảo công tác điều tra thực hiện kịp thời, chính xác.

+ Hướng dẫn các địa phương xây dựng báo cáo kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

+ Tổ chức nhập thông tin điều tra tài nguyên du lịch.

- Tổ chức tổng hợp, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch

+ Tổ chức tổng hợp, làm sạch thông tin điều tra.

+ Tổ chức công tác đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Thành lập các Hội đồng để thực hiện đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch. Hội đồng gồm các cơ quan quản lý Nhà nước về du lịch, các Cục, Vụ có liên quan đến loại tài nguyên du lịch, các chuyên gia và đại diện địa phương liên quan.

- Tổ chức công bố và lưu trữ kết quả điều tra

+ Căn cứ kết quả điều tra và kết quả đánh giá, phân loại, xếp hạng tài nguyên du lịch, tổ chức công bố các loại tài nguyên, phân loại tài nguyên du lịch của từng địa phương.

+ Thực hiện lưu trữ kết quả điều tra tài nguyên du lịch.

Các nội dung thực hiện trên cần phải đảm bảo các yêu cầu như sau:

- Đảm bảo việc thực hiện Kế hoạch phải đúng tiến độ, hiệu quả, tiết kiệm, chống lãng phí.

- Việc triển khai điều tra, đánh giá, phân loại tài nguyên du lịch phải thực hiện toàn diện, có bài bản và chi tiết đến từng địa bàn, từng loại tài nguyên, bám sát tình hình thực tế.

- Đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan chủ trì với các cơ quan, đơn vị liên quan trong quá trình thực hiện Kế hoạch tổng thể tổ chức điều tra tài nguyên du lịch.

- Triển khai điều tra tài nguyên du lịch theo danh mục tài nguyên du lịch phù hợp các quy định tại Luật Du lịch 2017, Nghị định 168/2017/NĐ-CP; thực hiện đánh giá, phân loại theo các tiêu chí, phương pháp đánh giá đảm bảo tính chính xác, kịp thời để phục vụ cho công tác quản lý, bảo vệ và khai thác hiệu quả tài nguyên du lịch.

Xem thêm tại Quyết định 1177/QÐ-BVHTTDL có hiệu lực từ ngày 26/4/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

123 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;