Kế hoạch tổ chức Tết trung thu cho trẻ em năm 2024 tại Hà Nội

Kế hoạch tổ chức Tết trung thu cho trẻ em năm 2024 tại Hà Nội
Dương Châu Thanh

UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn năm 2024.

Kế hoạch tổ chức Tết trung thu cho trẻ em năm 2024 tại Hà Nội

Ngày 11/7/2024, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch 209/KH-UBND tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố năm 2024.

Kế    hoạch    tổ    chức    Tết    trung    thu    cho    trẻ    em    năm    2024    tại    Hà    Nội

Kế hoạch tổ chức Tết trung thu cho trẻ em năm 2024 tại Hà Nội (Hình từ internet)

Các hoạt động trọng tâm của Kế hoạch có thể kể đến như:

(1) Tổ chức cho trẻ em trên địa bàn Thành phố đón Tết Trung thu

- Cấp Thành phố:

Tên gọi: Đêm hội Trăng rằm 2024.

Ủy ban nhân dân Thành phố dự kiến tổ chức Đêm hội Trăng rằm vào 20h00’, ngày 17/9/2024 (tức ngày 15/8/2024 Âm lịch - Thứ ba) tại quận Ba Đình.

- Cấp huyện, cấp xã: Xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện và tổ chức Tết Trung thu cho trẻ em từ ngày 12/9 đến ngày 17/9/2024 (tức từ ngày 10/8 đến 15/8 Âm lịch) phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đảm bảo tất cả trẻ em đều được đón Tết Trung thu, nhất là trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em ở các địa bàn khó khăn và trẻ em vùng dân tộc, miền núi.

(2) Hoạt động thăm hỏi, tặng quà cho trẻ em và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em

- Chủ động rà soát, nắm chắc số liệu về trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt theo Luật Trẻ em và trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng để có các hoạt động chăm lo cho trẻ em nhân dịp Tết Trung thu.

- Tổ chức tặng quà cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và các cơ sở trợ giúp xã hội công lập có chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em nhân dịp Tết Trung thu theo quy định tại Nghị quyết 25/2022/NQ-HĐND ngày 08/12/2022 của Hội đồng nhân dân Thành phố.

- Bên cạnh đó, tăng cường vận động các nguồn lực hỗ trợ khác để tổ chức các hoạt động thăm hỏi, tặng quà, dụng cụ phục hồi chức năng, xe đạp, sách vở, đồ dùng học tập, trao học bổng, trao sổ tiết kiệm, nhận đỡ đầu... cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn đạt thành tích trong học tập và rèn luyện, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em tại các xã vùng dân tộc, miền núi, trẻ em tại các địa bàn khó khăn; các cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em trên địa bàn nhân dịp Tết Trung thu.

(3) Tổ chức các hoạt động truyền thông, giáo dục, vận động xã hội

- Tăng cường các hoạt động truyền thông, giáo dục và vận động xã hội, tuyên truyền các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, các quyết định, chương trình, kế hoạch của Trung ương và Thành phố về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nhằm nâng cao nhận thức, cam kết trách nhiệm và hành động của các cơ quan, tổ chức, cá nhân và cả cộng đồng về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em nói chung, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt nói riêng hướng đến xây dựng môi trường sống an toàn, thân thiện, lành mạnh để mọi trẻ em đều được phát triển toàn diện và hưởng đầy đủ Quyền.

- Nội dung truyền thông: Tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng ngừa, giảm thiểu các nguy cơ xâm hại trẻ em, tăng cường nâng cao nhận thức của trẻ em, gia đình và cộng đồng về chung tay bảo vệ trẻ em, thông báo, tố giác các hành vi xâm hại, bạo lực trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nhất là tai nạn đuối nước, tai nạn giao thông, tai nạn có chủ đích ở trẻ em; Tăng cường truyền thông về đường dây nóng của Trung tâm Công tác xã hội và Quỹ Bảo trợ trẻ em Hà Nội (số 0243.2233111), Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (số 111) để thông báo, tố giác hành vi xâm hại trẻ em và khi trẻ em, cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức có nhu cầu cần trợ giúp, bảo vệ trẻ em.

- Hình thức truyền thông: Tăng cường đa dạng hóa và đổi mới hình thức truyền thông cho phù hợp với tình hình và điều kiện thực tế tại mỗi địa phương, với từng nhóm đối tượng khác nhau, trong đó ưu tiên các hoạt động truyền thông trực tiếp đến từng gia đình, cộng đồng dân cư; truyền thông qua các phương tiện thông tin đại chúng; in và căng treo băng rôn, áp phích, khẩu hiện... tại các địa điểm đông dân cư; đăng tải, xây dựng các tài liệu, sản phẩm truyền thông tuyên truyền về các thông điệp bảo vệ chăm sóc trẻ em; sử dụng các sản phẩm, tài liệu truyền thông mẫu được đăng tải trên website của Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em (http://tongdai111.vn) và fanpage Truyền hình Vì Trẻ em VTV1; tổ chức các hội thảo, tọa đàm, các hoạt động sáng kiến, hội thi... nhằm nâng cao hiệu quả thực hiện quyền trẻ em, đưa ra các giải pháp bảo vệ trẻ em nói chung, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em nói riêng tại gia đình, trường học, cơ sở trợ giúp trẻ em và cộng đồng.

- Đăng tải Thư chúc Tết Trung thu của Chủ tịch Nước; thông tin về các hoạt động tổ chức đón Tết Trung thu cho trẻ em trên địa bàn Thành phố.

- Tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em các cấp; cung cấp kiến thức, kỹ năng cho cha mẹ/người chăm sóc trẻ về bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em; tập huấn kỹ năng sống, kỹ năng phòng, chống xâm hại trẻ em, phòng, chống tai nạn, thương tích cho trẻ em...

- Biểu dương kịp thời những tấm gương người tốt, việc tốt, nhận đỡ đầu, giúp đỡ, ủng hộ trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em sống trong các gia đình nghèo, trẻ em vùng dân tộc, miền núi...

Xem chi tiết nội dung tại Kế hoạch 209/KH-UBND ngày 11/7/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;