Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quốc Tuấn

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế    hoạch    thực    hiện    Quy    hoạch    tỉnh    Tiền    Giang    thời    kỳ    2021-2030,    tầm    nhìn    đến    năm    2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hình từ internet)

Ngày 12/01/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 77/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Tiền Giang thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu như sau:

* Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch

Rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật, bảo đảm thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt. Thông báo công khai danh mục các quy hoạch đã hết hiệu lực theo quy định tại Nghị quyết 110/NQ-CP ngày 02/12/2019 và Nghị quyết 131/NQ-CP ngày 15/9/2020 của Chính phủ theo quy định tại điểm c khoản 1 Điều 59 Luật Quy hoạch.

(Chi tiết danh mục các Quy hoạch thuộc thẩm quyền phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, bộ, ngành trung ương hết hiệu lực tại Phụ lục I kèm theo).

* Triển khai thực hiện các chương trình, dự án

** Dự án đầu tư công:

- Tập trung đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại tạo sức lan tỏa, nhất là hoàn thiện kết cấu hạ tầng giao thông, thúc đẩy liên kết với các địa phương trong vùng đồng bằng sông Cửu Long với vùng Đông Nam Bộ. Ưu tiên đầu tư phát triển các ngành, lĩnh vực trọng tâm, động lực của tỉnh: kinh tế biển, công nghiệp và đô thị trong đó chú trọng kết nối đô thị - công nghiệp tại vùng kinh tế biển Gò Công, vùng công nghiệp Tân Phước và hành lang dọc sông Tiền tạo nền tảng quan trọng để thu hút đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh, dịch vụ và du lịch trên địa bàn tỉnh.

- Tiếp tục tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho lĩnh vực giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, khoa học và công nghệ, bảo trợ xã hội, thu gom, xử lý nước thải, chất thải; phòng cháy, chữa cháy và cứu hộ, cứu nạn; quốc phòng, an ninh; hạ tầng thủy lợi; cấp nước, thoát nước; phòng, chống thiên tai thích ứng với biến đổi khí hậu, nước biển dâng;...

- Danh mục các dự án quan trọng dự kiến đầu tư: Tại Phụ lục II, III kèm theo.

** Dự án đầu tư sử dụng các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công:

- Ưu tiên thu hút các nhà đầu tư năng lực tài chính mạnh, sử dụng công nghệ hiện đại và sử dụng lao động trình độ cao.

- Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư được xác định căn cứ vào các nhiệm vụ trọng tâm, đột phá phát triển và phương hướng phát triển các ngành, lĩnh vực được xác định trong Quyết định phê duyệt Quy hoạch tỉnh, gồm:

+ Xây dựng hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp và hạ tầng logistics.

+ Xây dựng các công trình cảng biển, bến cảng thủy nội địa, cảng cá, cảng chuyên dùng, cảng hành khách...;

+ Các dự án phát triển vùng kinh tế biển, ven biển; phát triển năng lượng sạch;

+ Các dự án xây dựng hạ tầng thương mại - dịch vụ; khu đô thị, khu dân cư; dự án nhà ở xã hội; các dự án chế biến nông sản, thủy sản...;

+ Các dự án cấp nước thô, nước sạch phục vụ sản xuất công nghiệp, đô thị và nông thôn;

+ Các dự án đầu tư phát triển du lịch, giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, công nghệ - thông tin và đảm bảo an sinh xã hội;

+ Các dự án về xử lý rác thải, nước thải và giảm ô nhiễm môi trường…

- Danh mục các dự án quan trọng dự kiến đầu tư: Tại Phụ lục kèm theo.

** Nguồn lực thực hiện quy hoạch:

Để thực hiện mục tiêu tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) đạt 7,0 - 8,0%/năm giai đoạn 2021 - 2030, tỉnh Tiền Giang dự kiến cần huy động tổng số vốn đầu tư toàn xã hội khoảng 649,9 - 663,5 nghìn tỷ đồng, cụ thể:

Nguồn vốn

Cơ cấu trong tổng vốn giai đoạn 2021 - 2030

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng cộng

246,6 nghìn tỷ đồng

403,3 - 416,9 nghìn tỷ đồng

Nguồn vốn khu vực

nhà nước

27,4% (tương đương 67,58 nghìn tỷ)

25,7% - 26,6% (tương đương 107,34 nghìn tỷ)

Nguồn vốn khu vực ngoài nhà nước

64,4% (tương đương 158,73 nghìn tỷ)

62,9% - 65% (tương đương 262,34 nghìn tỷ)

Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)

8,2% (tương đương 20,291 nghìn tỷ)

8,4% - 11,4% (tương đương 33,646 - 47,280 nghìn tỷ)

Xem chi tiết nội dung tại Quyết định 77/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 12/01/2025.

 

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;