Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050
Quốc Tuấn

Bài viết dưới đây sẽ cung cấp nội dung Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Hình từ internet)

Ngày 29/11/2024, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 1481/QĐ-TTg về Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050

Theo đó, Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch thực hiện Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu như sau:

(1) Hoàn thiện đồng bộ hệ thống các quy hoạch

- Hoàn thiện Quy hoạch bảo quản, tu bổ, phục hồi Quần thể di tích Cố đô Huế đến năm 2030, tầm nhìn 2050. Tổ chức rà soát, lập, điều chỉnh các quy hoạch đô thị, nông thôn, các quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của pháp luật chuyên ngành, đảm bảo thống nhất, đồng bộ với Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt.

- Rà soát bãi bỏ các quy hoạch về đầu tư phát triển hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm cụ thể, ấn định khối lượng, số lượng hàng hóa, dịch vụ, sản phẩm được sản xuất, tiêu thụ trên địa bàn tỉnh; thông báo công khai danh mục các Quy hoạch được tích hợp vào Quy hoạch tỉnh hết hiệu lực theo quy định Điều 59 Luật Quy hoạch.

(2) Hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển và đẩy mạnh liên kết vùng

- Tiếp tục thực hiện Nghị quyết 38/2021/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế và chủ động hoàn thiện cơ chế, chính sách phát triển của địa phương; phối hợp với các bộ, ngành trung ương, các địa phương trong Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung xây dựng, hoàn thiện thể chế của Vùng và những đề án trọng tâm, trọng điểm tạo đột phá cho phát triển địa phương, vùng.

- Hoàn thành, tổ chức triển khai Đề án thành lập thành phố trực thuộc trung ương và sắp xếp, thành lập các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã trên cơ sở địa giới hành chính tỉnh Thừa Thiên Huế (bao gồm: Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 của tỉnh Thừa Thiên Huế và Đề án thành lập thị xã Phong Điền và sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã để thành lập các phường thuộc thị xã Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên Huế); Đề án Phân loại đô thị Thừa Thiên Huế (loại I); Đề án Phát triển kinh tế xã hội vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai đến năm 2030, Đề án Khu công nghệ cao Thừa Thiên Huế và một số Đề án khác.

(3) Triển khai thực hiện các dự án theo Quy hoạch tỉnh

- Nguyên tắc xác định các dự án đầu tư công

+ Tuân thủ các quy định của Luật Đầu tư công, Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản của cấp có thẩm quyền liên quan về đầu tư công.

+ Hoàn thiện cơ sở hạ tầng từ các dự án đã và đang thực hiện từ nguồn vốn đầu tư công nhằm phát huy hiệu quả công trình, dự án mang lại; lấy đầu tư công kích hoạt mọi nguồn lực của xã hội.

+ Tập trung đầu tư các dự án kết cấu hạ tầng xã hội và hạ tầng kỹ thuật tạo sức lan tỏa lớn, đặc biệt: (1) Kết cấu hạ tầng giao thông chiến lược của tỉnh bảo đảm đồng bộ, hiện đại, tổng thể, thúc đẩy liên kết vùng, nội vùng gắn với các hành lang phát triển kinh tế: (i) Hành lang kinh tế quốc gia Bắc - Nam gắn với quốc lộ 1 là trục chính (ii) Hành lang kinh tế Đông -Tây: kết nối liên thông 3

Cụm Cảng biển với 02 cặp cửa khẩu biên giới Việt Lào, trong đó, ưu tiên đầu tư Đường 71 từ cảng Phong Điền đến Cửa Khẩu Hồng Vân thông qua quốc lộ 49F; (iii) Hành lang kinh tế đô thị hướng biển, trục chính là đường ven biển, phát triển các tuyến tỉnh lộ, các tuyến giao thông hiện đại (tàu điện, đường sắt tốc độ cao) hướng đô thị biển; kết nối thành phố Huế, thị xã Hương Thủy, Hương Trà và các đô thị ven biển; (2) Các thiết kế văn hóa, hạ tầng phục vụ hoạt động văn hóa: (i) Bảo tàng quốc gia cổ vật cung đình Huế, Bảo tàng tỉnh, Bảo tàng ẩm thực Huế; (ii) Trung tâm bảo quản tư liệu quốc gia, Trung tâm văn hóa điện ảnh quốc gia; (iii) Trung tâm học thuật toàn cầu về bảo tồn di sản và công nghiệp văn hóa, sáng tạo; …. (3) Hạ tầng điện: (i) Xây dựng mới TBA 220kV Chân Mây, GIS Hương Thủy (có nối cấp 500 KV) và đường dây 220 kV Hương Thủy - Huế; (ii) Xây dựng mới các TBA 110kV GIS Thuận Hóa (Huế 5) và các đường dây đấu nối;… Hạ tầng phát triển công nghiệp; hạ tầng khoa học, công nghệ; hạ tầng lưới điện; hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi số; hạ tầng y tế, giáo dục, văn hóa, thể thao, an sinh xã hội; hạ tầng kỹ thuật tại các trung tâm đô thị, trung tâm động lực đã được xác định trong Quy hoạch tỉnh để thu hút các nguồn vốn đầu tư, bảo đảm cơ cấu đầu tư hợp lý, hiệu quả.

+ Tiếp tục ưu tiên đầu tư hoàn thiện hạ tầng thủy lợi, đê điều, cấp nước, thoát nước đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội, quốc phòng, an ninh, phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, nước biển dâng.

- Các nguồn vốn khác ngoài vốn đầu tư công

+ Đầu tư hoàn thiện cơ sở hạ tầng của tỉnh nhằm phát huy hiệu quả đầu tư của các công trình hạ tầng đã và đang được thực hiện bằng nguồn vốn đầu tư công. Thu hút đầu tư mở rộng, nâng cao năng suất, hiệu quả các cơ sở sản xuất, kinh doanh tại ba trung tâm động lực của tỉnh.

+ Các ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút đầu tư gồm: hệ thống cảng biển, bến cảng đường thủy nội địa, hạ tầng logistics; hạ tầng các khu công nghiệp, cụm công nghiệp; chế biến, chế tạo ứng dụng công nghệ cao; các khu nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản ứng dụng công nghệ cao; phát triển nguồn điện; cấp nước sạch; cơ sở hạ tầng giáo dục, y tế, văn hóa, thể thao, môi trường, đô thị, thương mại, dịch vụ, du lịch; hạ tầng thông tin, truyền thông, chuyển đổi số.

- Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện tại kế hoạch thực hiện quy hoạch

+ Định hướng dẫnh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư, phân kỳ đầu tư và nguồn lực thực hiện đến năm 2030 theo các ngành, lĩnh vực.

(Chi tiết Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư và phân kỳ thực hiện tại Phụ lục kèm theo)

+ Vị trí, phạm vi ranh giới, diện tích đất sử dụng, hướng tuyến, cơ cấu tổng mức đầu tư, nguồn vốn thực hiện và các thông tin chi tiết của dự án sẽ được cụ thể hóa trong quy hoạch đô thị, quy hoạch nông thôn, quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất cấp huyện, quy hoạch có tính chất kỹ thuật chuyên ngành, hoặc trong giai đoạn lập, thẩm định, chấp thuận hoặc quyết định chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các chương trình, dự án.

+ Các dự án, công trình khác ngoài Danh mục các dự án dự kiến ưu tiên đầu tư nêu tại Phụ lục kèm theo Quyết định này được thực hiện theo Quy hoạch tỉnh đã được phê duyệt tại Quyết định số 1745/QĐ-TTg ngày 30 tháng 12 năm 2023; Quy hoạch ngành quốc gia và Kế hoạch thực hiện; Quy hoạch có tính chất kỹ thuật, chuyên ngành.

(4) Kế hoạch sử dụng đất

Căn cứ Quy hoạch sử dụng đất quốc gia, các quy hoạch ngành quốc gia, Quy hoạch vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất an ninh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, Quy hoạch sử dụng đất quốc phòng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, chỉ tiêu quy hoạch sử dụng đất quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, kế hoạch sử dụng đất quốc gia 5 năm 2021 - 2025 được giao tại Quyết định 326/QĐ-TTg ngày 09 tháng 3 năm 2022 và Quyết định 227/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh một số chỉ tiêu sử dụng đất đến năm 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế xây dựng, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất tỉnh Thừa Thiên Huế thời kỳ 2021 - 2025 và 2026 - 2030 theo đúng quy định của pháp luật có liên quan; đảm bảo sử dụng hiệu quả, hợp lý, tiết kiệm, bền vững với tầm nhìn dài hạn; đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội; bảo đảm quốc phòng, an ninh; phát triển giáo dục, văn hóa, thể thao; bảo vệ môi trường; ứng phó với biến đổi khí hậu; tạo động lực cho phát triển của tỉnh

Xem chi tiết nội dung tại.Quyết định 1481/QĐ-TTg có hiệu lực từ ngày 29/11/2024.

 

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;