Cho tôi hỏi Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam sẽ có những nội dung nào? – Bảo Linh (Ninh Thuận)
Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam của Bộ Y tế (Hình từ Internet)
Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:
Ngày 20/02/2024, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 388/QĐ-BYT Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phát triển ngành Dược Việt Nam giai đoạn đến năm 2030 và tầm nhìn đến năm 2045 theo Quyết định 1165/QĐ-TTg năm 2023.
Theo đó, việc thực hiện Kế hoạch này sẽ được thể hiện qua các nội dung như sau:
(1) Công tác chỉ đạo, điều hành
- Tổ chức Hội nghị triển khai Chiến lược
- Thành lập Ban chỉ đạo triển khai thực hiện Chiến lược
- Báo cáo hàng năm về kết quả thực hiện Chiến lược
- Tổ chức sơ kết đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện Chiến lược
(2) Xây dựng, triển khai cơ chế chính sách, pháp luật về Dược
- Sửa đổi, bổ sung Luật Dược
- Xây dựng các văn bản quy phạm pháp luật hướng dẫn chi tiết thực hiện Luật Dược sửa đổi, bổ sung (nếu được thông qua).
- Rà soát sửa đổi, bổ sung danh mục thuốc thiết yếu.
- Xây dựng các quy định liên quan đến cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc generic sắp hết hạn bằng sáng chế, sinh phẩm tương tự đầu tiên, thuốc hiếm, vắc xin đã được Tổ chức Y tế thế giới tiền thẩm định.
- Xây dựng lộ trình thực hiện nâng cao các tiêu chuẩn về thực hành tốt (GPs) đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh thuốc; triển khai thực hiện tiêu chuẩn PIC/S-GMP hoặc tương đương trong sản xuất thuốc phù hợp với xu hướng hội nhập quốc tế, khuyến khích triển khai thực hiện EU-GMP; nghiên cứu tham gia Hệ thống hợp tác thanh tra dược phẩm PIC/S
- Xây dựng chính sách nhập khẩu hợp lý, phù hợp với các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
(3) Nâng cao năng lực quản lý, kiểm soát thị trường thuốc, nguyên liệu làm thuốc
- Đề án nâng cao năng lực thanh tra dược.
- Kế hoạch thanh tra, kiểm tra, giám sát chất lượng thuốc lưu hành trên thị trường.
- Phấn đấu đạt chứng nhận mức độ 3 trở lên của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với thuốc hóa dược, duy trì và nâng cao chứng nhận của WHO về năng lực của cơ quan quản lý nhà nước đối với vắc xin.
- Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Hệ thống kiểm nghiệm thuốc.
- Dự án đầu tư tăng cường năng lực của Hệ thống kiểm định vắc xin, sinh phẩm.
- Đề án triển khai thực hiện quy hoạch hệ thống kiểm nghiệm thuốc, nguyên liệu làm thuốc
(4) Công tác xây dựng, triển khai các dự án, đề tài nghiên cứu khoa học, đào tạo
- Kế hoạch đào tạo chuyên sâu nguồn nhân lực dược chất lượng cao trong lĩnh vực lâm sàng, nghiên cứu, sản xuất thuốc, nguyên liệu làm thuốc.
- Đề tài nghiên cứu, dự án ứng dụng công nghệ bào chế thuốc tiên tiến, hiện đại.
- Kế hoạch chuyển giao công nghệ, sản xuất gia công thuốc phát minh còn bản quyền, vắc xin, sinh phẩm y tế và thuốc Việt Nam chưa sản xuất được, ưu tiên phát triển thuốc phát minh từ dược liệu đặc hữu
- Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp quốc gia, cấp Bộ sử dụng ngân sách nhà nước về phát triển công nghiệp dược trong nước
- Quản lý việc triển khai các đề tài nghiên cứu, chuyển giao công nghệ bào chế sản phẩm thuốc công nghệ cao
(5) Hoạt động dược lâm sàng, sử dụng thuốc an toàn, hợp lý, hiệu quả
- Xây dựng tài liệu hướng dẫn thực hành tốt kê đơn thuốc.
- Thông tư sửa đổi, bổ sung các quy định về thực hành tốt nhà thuốc và tăng cường việc triển khai thực hiện.
- Thông tư sửa đổi, bổ sung hoặc xây dựng mới các thông tư, hướng dẫn quy định về hoạt động cảnh giác Dược, thông tin thuốc, quảng cáo thuốc.
- Xây dựng chương trình, tài liệu đào tạo Dược lâm sàng đáp ứng yêu cầu phát triển ngành.
- Thông tư sửa đổi, bổ sung quy định về tổ chức và hoạt động Dược lâm sàng trong các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh.
- Đề án tăng cường đào tạo dược sỹ lâm sàng.
(6) Công tác phát triển dược liệu, thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền
- Chương trình tổng thể phát triển, phát huy tiềm năng dược liệu.
- Dự án triển khai 08 vùng khai thác bền vững dược liệu tự nhiên.
- Kế hoạch phục tráng, nhập nội, di thực, phát triển được 10-15 loài cây dược liệu có nguồn gốc nhập khẩu số lượng lớn
- Dự án nghiên cứu và phát triển sản phẩm quốc gia đối với thuốc từ dược liệu.
- Dự án Nghiên cứu xây dựng cơ sở dữ liệu chất đối chiếu/chất chuẩn, dược liệu chuẩn, dược liệu đối chiếu, cao tiêu chuẩn, tiêu chuẩn dược liệu đặc hữu của Việt Nam.
(7) Đẩy mạnh sử dụng thuốc trong nước
- Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư quy định việc đấu thầu thuốc tại các cơ sở y tế công lập, trong đó có quy định nhằm tăng tỷ lệ thuốc sản xuất trong nước, ưu đãi thuốc sản xuất trong nước và cơ chế mua sắm phù hợp đối với thuốc phát minh sản xuất trong nước, thuốc chuyển giao công nghệ
- Truyền thông về chất lượng, an toàn, hiệu quả và giá hợp lý của thuốc sản xuất trong nước, các thông tin về nguồn gốc, tác dụng của dược liệu, nhất là các dược liệu đặc hữu của Việt Nam
- Tiếp tục tổ chức triển khai có hiệu quả cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng thuốc Việt Nam”.
(8) Chuyển đổi số để hiện đại hóa ngành dược
- Toàn thành việc số hóa ngành dược, xây dựng cơ sở dữ liệu về thuốc cho hoạt động quản lý, kinh doanh dược.
- Xây dựng hoàn thiện cơ sở dữ liệu quốc gia về dược.
- Ứng dụng thành công các công nghệ số: trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu lớn (Big Data), kết nối vạn vật y tế (IoMT), chuỗi khối (Blockchain),... trong lĩnh vực dược-mỹ phẩm
Xem thêm tại Quyết định 388/QĐ-BYT có hiệu lực từ ngày 20/02/2024.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |