Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu

Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu
Trần Thanh Rin

Tôi muốn biết Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu có những nội dung nào? – Ngọc Ngân (Lâm Đồng)

Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu

Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu (Hình từ Internet)

Về vấn đề này, LawNet giải đáp như sau:

Ngày 25/03/20224, Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành Quyết định 706/QĐ-BYT phê duyệt Kế hoạch giám sát tài chính doanh nghiệp năm 2024 đối với các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.

Kế hoạch giám sát tài chính năm 2024 đối với các doanh nghiệp nhà nước do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu

Theo đó, các nội dung, chủ thể giám sát tài chính và phương thức giám sát tài chính đối với doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ do Bộ Y tế làm đại diện chủ hữu được quy định như sau:

(1) Nội dung giám sát

Căn cứ Điều 9 Nghị định 87/2015/NĐ-CP, quy định chi tiết nội dung giám sát như sau:

- Giám sát việc bảo toàn và phát triển vốn tại doanh nghiệp.

- Giám sát việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp theo các nội dung sau:

+ Hoạt động đầu tư vốn đối với các dự án đầu tư, gồm: Nguồn vốn huy động, tiến độ thực hiện dự án đầu tư, tiến độ thực hiện giải ngân vốn đầu tư;

+ Hoạt động đầu tư vốn ra ngoài doanh nghiệp;

+ Tình hình huy động vốn và sử dụng vốn huy động; phát hành trái phiếu;

+ Tình hình quản lý tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp, hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu;

+ Tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp.

- Giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

+ Việc thực hiện kế hoạch sản xuất kinh doanh do Bộ Y tế phê duyệt; thực hiện nhiệm vụ cung ứng sản phẩm, dịch vụ công ích do Nhà nước đặt hàng;

+ Kết quả hoạt động kinh doanh: Doanh thu, lợi nhuận, tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE), tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA);

+ Việc thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;

+ Phân phối lợi nhuận, trích lập và sử dụng các quỹ.

- Giám sát chấp hành pháp luật về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính doanh nghiệp.

- Giám sát việc cơ cấu lại vốn nhà nước đầu tư tại doanh nghiệp.

- Giám sát thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp, Kiểm soát viên, người đại diện phần vốn của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động.

(2) Chủ thể giám sát tài chính

Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính thực hiện giám sát, tài chính và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

(3) Phương thức giám sát tài chính

Giám sát tài chính thực hiện bằng phương thức giám sát gián tiếp, giám sát trước, giám sát trong, giám sát sau, trong đó tập trung chủ yếu theo hình thức giám sát trước thông qua các nội dung Công ty phải xin ý kiến Bộ Y tế theo quy định của pháp luật về quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp; giám sát gián tiếp thông qua các báo cáo tài chính, báo cáo giám sát tài chính, báo cáo khác của doanh nghiệp nhằm phát hiện kịp thời các rủi ro về tài chính, hạn chế trong quản lý tài chính của doanh nghiệp và có cảnh báo, giải pháp xử lý; giám sát trực tiếp tại doanh nghiệp.

Đối với Công ty TNHH một thành viên vắc xin Pasteur Đà Lạt, giám sát trực tiếp tập trung giám sát kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Đối với Công ty TNHH một thành viên vắc xin và Sinh phẩm Số 1, giám sát trực tiếp tập trung giám sát về việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tình hình giám sát chấp hành pháp về đầu tư, quản lý và sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính của doanh nghiệp.

Đối với Công ty TNHH một thành viên Nhà Xuất bản Y học và Chi nhánh Nhà xuất bản y học tại Hồ Chí Minh, giám sát trực tiếp tập trung giám sát về việc quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp; kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp; tình hình quản lý hàng tồn kho, tài sản, quản lý nợ tại doanh nghiệp, khả năng thanh toán nợ của doanh nghiệp; tình hình lưu chuyển tiền tệ của doanh nghiệp; thực hiện chế độ tiền lương, thù lao, tiền thưởng, phụ cấp trách nhiệm và quyền lợi khác đối với người lao động, người quản lý doanh nghiệp của doanh nghiệp theo quy định của Bộ luật Lao động; ban hành và thực hiện quy chế quản lý tài chính, quy chế chi tiêu nội bộ và quy chế khác của doanh nghiệp.

(4) Thời điểm thực hiện giám sát: Quý 2 và Quý 3 Năm 2024.

Xem thêm tại Quyết định 706/QĐ-BYT có hiệu lực ngày 25/03/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

219 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;