Hướng xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định

Ngày 31/12/2020, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam đã ban hành Thông tư 23/2020/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng phi ngân hàng.

vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định, Thông tư 23/2020/TT-NHNN

Hướng xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định (Ảnh minh họa)

Theo đó, tại Điều 7 Thông tư 23/2020/TT-NHNN hướng dẫn xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định như sau:

1. Khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm thấp hơn mức vốn pháp định, tổ chức tín dụng phi ngân hàng phải:

- Xây dựng và tự triển khai thực hiện phương án xử lý để đảm bảo giá trị thực của vốn điều lệ tối thiểu bằng mức vốn pháp định;

- Trong thời gian tối đa 30 ngày khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định, phải có văn bản báo cáo phương án xử lý và cam kết thực hiện phương án gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính cho Ngân hàng Nhà nước (Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng), trong đó tối thiểu phải có các nội dung sau:

(i) Giá trị thực của vốn điều lệ theo quy định tại Điều 6 Thông tư này;

(ii) Nguyên nhân giá trị thực của vốn điều lệ giảm thấp hơn mức vốn pháp định;

(iii) Các biện pháp bảo đảm giá trị thực của vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định và duy trì các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động;

- Tổ chức triển khai thực hiện các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước (nếu có).

2. Các biện pháp Ngân hàng Nhà nước áp dụng để xử lý khi giá trị thực của vốn điều lệ của tổ chức tín dụng phi ngân hàng giảm thấp hơn vốn pháp định:

- Đánh giá, kiểm tra, thanh tra hoặc yêu cầu tổ chức tín dụng phi ngân hàng thực hiện kiểm toán độc lập để xác định giá trị thực của vốn điều lệ tại phương án xử lý do tổ chức tín dụng phi ngân hàng báo cáo;

- Yêu cầu sửa đổi, bổ sung, hoàn thiện các biện pháp xử lý của tổ chức tín dụng phi ngân hàng khi giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định nêu tại phương án quy định tại mục 1 trong trường hợp cần thiết;

- Giám sát, thanh tra việc tổ chức, triển khai thực hiện các biện pháp tại phương án xử lý, bao gồm cả các biện pháp xử lý theo yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước;

- Tùy theo mức độ giảm giá trị thực của vốn điều lệ so với mức vốn pháp định, Ngân hàng Nhà nước quyết định cụ thể các biện pháp xử lý sau đây đối với từng tổ chức tín dụng phi ngân hàng:

(i) Các biện pháp quy định tại khoản 2 Điều 59 Luật Ngân hàng Nhà nước khi giá trị thực của vốn điều lệ giảm xuống dưới 80% mức vốn pháp định;

(ii) Áp dụng các biện pháp cơ cấu lại theo quy định của pháp luật, thu hồi giấy phép đối với tổ chức tín dụng phi ngân hàng nếu tổ chức tín dụng phi ngân hàng có giá trị thực của vốn điều lệ thấp dưới 50% mức vốn pháp định hoặc giá trị thực của vốn điều lệ thấp hơn mức vốn pháp định liên tục trong thời gian 6 tháng mặc dù đã có phương án xử lý theo quy định tại mục 1.

Chi tiết xem tại Thông tư 23/2020/TT-NHNN, có hiệu lực từ ngày 14/02/2021.

Thuỳ Trâm

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

665 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;