Hướng dẫn xử trí cấp cứu phản vệ mức nặng và nguy kịch

Thông tư 51/2017/TT-BYT đã được Bộ Y tế ký ban hành hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ. Văn bản thay thế Thông tư 08/1999/TT-BYT.

Theo quy định mới, phản vệ độ II có thể nhanh chóng chuyển sang độ III, độ IV. Vì vậy, phải khẩn trương, xử trí đồng thời theo diễn biến bệnh, cụ thể việc xử trí được hướng dẫn như sau:

  • Ngừng ngay tiếp xúc với thuốc hoặc dị nguyên.

  • Tiêm hoặc truyền adrenalin.

  • Cho người bệnh nằm tại chỗ, đầu thấp, nghiêng trái nếu có nôn.

  • Thở ô xy: người lớn 6-101/phút, trẻ em 2-41/phút qua mặt nạ hở.

  • Đánh giá tình trạng hô hấp, tuần hoàn, ý thức và các biểu hiện ở da, niêm mạc của người bệnh.
    • Ép tim ngoài lồng ngực và bóp bóng.
    • Đặt nội khí quản hoặc mở khí quản cấp cứu.
  • Thiết lập đường truyền adrenalin tĩnh mạch với dây truyền thông thường nhưng kim tiêm to hoặc đặt catheter tĩnh mạch và một đường truyền tĩnh mạch thứ hai để truyền dịch nhanh.

  • Hội ý với các đồng nghiệp, tập trung xử lý, báo cáo cấp trên, hội chẩn với bác sĩ chuyên khoa cấp cứu, hồi sức và/hoặc chuyên khoa dị ứng.

Xem các hướng dẫn khác tại Thông tư 51/2017/TT-BYT có hiệu lực từ ngày 15/02/2018.

- Thanh Lâm -

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

730 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;