Hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ mặt trận

Hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ mặt trận
Dương Châu Thanh

Dưới đây là hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội.

Hướng    dẫn    soạn    giảng    phần    lý    luận    chung    trong    Chương    trình    bồi    dưỡng    lý    luận    chính    trị    cán    bộ    mặt    trận

Hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ mặt trận (Hình từ internet)

Hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị cán bộ mặt trận

Nội dung được đề cập tại Hướng dẫn 120-HD/BTGTW năm 2023 thực hiện "Chương trình chuyên đề bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ Mặt trận tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội ở cơ sở" do Ban Tuyên giáo Trung ương ban hành.

Cụ thể, hướng dẫn soạn giảng phần lý luận chung trong Chương trình bồi dưỡng lý luận chính trị và nghiệp vụ dành cho cán bộ mặt trận, tổ chức chính trị - xã hội như sau:

Chuyên đề

Cấu trúc

Yêu cầu cần đạt

Chuyên đề 1: Một số vấn đề lý luận thực tiễn về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

I- Một số vấn đề lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

1. Hệ mục tiêu của đổi mới - đặc trưng tổng quát của chủ nghĩa xã hội Việt Nam

- Giảng viên cần giới thiệu khái quát những mục tiêu lớn trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng lần thứ VI, VII, VIII, IX, X, XI, XII, XIII, từ đó giúp người học hiểu rõ, trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng ta luôn nắm chắc lý luận, bám sát thực tiễn để xây dựng hệ mục tiêu của đổi mới ngày càng phù hợp với thực tiễn, với quy luật khách quan.

2. Các đặc trưng của xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Giới thiệu 08 đặc trưng cơ bản nêu trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung, phát triển năm 2011).

- Lựa chọn một số những đặc trưng phù hợp với địa phương và đối tượng người học để phân tích, làm rõ, liên hệ, đánh giá những kết quả đã đạt được của địa phương, cơ sở trong thực hiện công cuộc đổi mới, xây dựng chủ nghĩa xã hội.

3. Phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam

- Nêu tám phương hướng cơ bản nhằm xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam nong Cương lĩnh (bổ sung, phát triển năm 2011)

- Lựa chọn một số phương hướng phù hợp với địa phương và đối tượng người học để phân tích, làm rõ, liên hệ, đánh giá những kết quả đã đạt được của địa phương, cơ sở trong thực hiện phương hướng xây dựng chủ nghĩa xã hội.

II- Đánh giá chung về công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam thời kỳ đổi mới

 

Lưu ý: Nội dung này, giảng viên cần giới thiệu đầy đủ 10 vấn đề và lựa chọn một vài vấn đề phù hợp với tình hình của địa phương hoặc với đối tượng người học để phân tích, luận giải, chứng minh bằng các kết quả, hoạt động thực tiễn. Trong đó, chú ý phân tích, làm rõ những kết quả đạt được trong công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở địa phương, cơ sở thời kỳ đổi mới.

1. Phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình phát triển KTTT định hướng XHCN sau 35 năm đổi mới (theo Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng)

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

2. Đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

3. Đổi mới, phát triển giáo dục và đào tạo, khoa học và công nghệ

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình đổi mới, phát triển GD&ĐT, KH&CN sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

4. Phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình phát triển văn hóa, xây dựng con người Việt Nam sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

5. Giải quyết các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình giải quyết các vấn đề xã hội và quản lý phát triển xã hội sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

6. Quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

7. Tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

8. Hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình hoạt động đối ngoại, hội nhập quốc tế sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

9. Phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ xã hội chủ nghĩa, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình phát huy sức mạnh đại đoàn kết dân tộc, dân chủ XHCN, đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN sau 35 năm đổi mới

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

10. Xây dựng Đảng

- Giới thiệu, phân tích những nhận định của Đảng về ưu, nhược điểm của quá trình xây dựng Đảng sau 35 năm đổi mới.

- Lấy ví dụ của địa phương hoặc đất nước để minh họa cho những nhận định.

III- Mục tiêu, các đột phá chiến lược và nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội trong thời gian tới

1. Mục tiêu

- Phân tích mục tiêu tổng quát và 03 mục tiêu cụ thể trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Liên hệ những nhiệm vụ đang thực hiện ở địa phương, cơ sở trong thời gian qua để thực hiện các mục tiêu được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ địa phương.

2. Các đột phá chiến lược

- Phân tích 03 đột phá chiến lược trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng.

- Liên hệ những nhiệm vụ đang thực hiện ở địa phương, cơ sở trong thời gian qua để thực hiện các đột phá chiến lược được nêu trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết của Đảng bộ địa phương.

3. Phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp phát triển kinh tế - xã hội

- Giới thiệu 10 phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng

- Lựa chọn một số phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp để phân tích, đánh giá, gắn với tình hình của địa phương.

Chuyên đề 2: Hệ thống chính trị ở Việt Nam

I- Khái quát chung về hệ thống chính trị ở Việt Nam

1. Hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam

- Phân tích khái niệm hệ thống chính trị và hệ thống chính trị ở Việt Nam.

- Giới thiệu cấu trúc hệ thống chính trị ở Việt Nam được quy định trong Hiến pháp năm 2013.

2. Đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam hiện nay

- Phân tích, làm rõ 04 đặc điểm của hệ thống chính trị ở Việt Nam

II- Các thành tố trong hệ thống chính trị ở Việt Nam

1. Đảng Cộng sản Việt Nam

- Giới thiệu khái quát: vị trí, vai trò, nội dung, phương thức lãnh đạo của Đảng.

- Giới thiệu khái quát hệ thống tổ chức của Đảng.

2. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Giới thiệu về vị trí, vai trò của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

- Giới thiệu khái quát về tổ chức nhà nước theo những quy định trong Hiến pháp năm 2013 gồm: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm soát nhân dân, Chính quyền địa phương

3. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

- Giới thiệu vị trí, vai trò và tổ chức bộ máy của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam

III- Những khó khăn, hạn chế và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

1. Những khó khăn, hạn chế trong hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

- Giới thiệu những nhận định trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Liên hệ với những hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên ở địa phương.

2. Mục tiêu và những nhiệm vụ, giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức thành viên

- Giới thiệu mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trong Nghị quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.

- Phân tích, làm rõ những mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đang thực hiện ở địa phương, cơ sở.

 

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;