Hướng dẫn quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP

Hướng dẫn quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP
Dương Châu Thanh

Thanh tra Chính phủ vừa có hướng dẫn gì về quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo quy định mới? – Triều Vỹ (TPHCM)

Hướng dẫn quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP

Hướng dẫn quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP (Hình từ internet)

Hướng dẫn quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP

Ngày 31/10/2023, Thanh tra Chính phủ ban hành Công văn 2434/TTCP-TCCB về quản lý và cấp Thẻ thanh tra theo Nghị định 43/2023/NĐ-CP.

Văn bản nêu rõ, thực hiện Luật Thanh traNghị định 43/2023/NĐ-CP.

Thanh tra Chính phủ đề nghị các bộ, cơ quan ngang bộ; UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; Thanh tra các bộ, cơ quan ngang bộ; Thanh tra các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thực hiện việc quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên theo Điều 14, Nghị định 43/2023/NĐ-CP.

Cụ thể, Điều 14 Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định về Thẻ thanh tra như sau:

- Thanh tra viên được cấp thẻ thanh tra để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra. Thẻ thanh tra được cấp sau khi có quyết định bổ nhiệm vào ngạch thanh tra. Thẻ thanh tra phải bị thu hồi khi miễn nhiệm chức danh Thanh tra viên.

Tổng Thanh tra Chính phủ quy định mẫu thẻ thanh tra, việc cấp và chế độ quản lý, sử dụng thẻ thanh tra. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quản lý và cấp thẻ thanh tra cho các ngạch thanh tra viên thuộc quyền quản lý của mình.

- Thanh tra viên có trách nhiệm bảo quản, sử dụng thể thanh tra khi thi hành nhiệm vụ. Nghiêm cấm sử dụng thẻ thanh tra vào mục đích cá nhân. Trường hợp Thanh tra viên sử dụng thẻ thực hiện hành vi trái pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, thẻ thanh tra

Nghị định 43/2023/NĐ-CP quy định kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, thẻ thanh tra cho Thanh tra viên thuộc cơ quan thanh tra cấp nào thì do ngân sách nhà nước cấp đó bảo đảm. Đối với cơ quan thuộc Chính phủ thì thực hiện theo cơ chế tài chính của cơ quan đó theo quy định của pháp luật.

Các cơ quan thanh tra căn cứ vào đối tượng được cấp thẻ thanh tra, trang phục thanh tra, số lượng chủng loại trang phục thanh tra đến niên hạn theo quy định để lập dự toán kinh phí gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, cấp kinh phí cho việc may, sắm trang phục thanh tra và được giao cùng với giao dự toán chi ngân sách hàng năm. Kinh phí may, sắm trang phục thanh tra, làm thẻ thanh tra được cấp ngoài định mức khoán chi hành chính theo biên chế.

Quy định trang phục, thẻ thanh tra theo Luật Thanh tra

Thanh tra viên được cấp trang phục, thẻ thanh tra theo quy định của Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra.

Người được giao thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành được cấp trang phục, thẻ thanh tra chuyên ngành theo quy định của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ thanh tra chuyên ngành.

Thanh tra là gì? Mục đích, nguyên tắc hoạt động thanh tra

Thanh tra là hoạt động xem xét, đánh giá, xử lý theo trình tự, thủ tục do pháp luật quy định của cơ quan thực hiện chức năng thanh tra đối với việc thực hiện chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Hoạt động thanh tra bao gồm thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành.

Mục đích hoạt động thanh tra

Hoạt động thanh tra nhằm phát hiện hạn chế, bất cập trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền có giải pháp, biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Nguyên tắc hoạt động thanh tra

- Tuân theo pháp luật, dân chủ, công khai, khách quan, kịp thời, chính xác.

- Không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng thanh tra và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.

- Không trùng lặp về phạm vi, thời gian giữa các cơ quan thanh tra, giữa cơ quan thanh tra với cơ quan kiểm toán nhà nước; không trùng lặp trong việc thực hiện quyền khi tiến hành thanh tra. (Theo Luật Thanh tra)

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

844 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;