Theo đó, phương án hoán đổi trái phiếu phải bao gồm các nội dung cơ bản sau:
- Mục đích hoán đổi trái phiếu;
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến bị hoán đổi (mã trái phiếu, khối lượng trái phiếu bị hoán đổi, ngày phát hành, ngày đáo hạn, lãi suất danh nghĩa, phương thức thanh toán lãi trái phiếu);
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu dự kiến được hoán đổi:
- Trường hợp trái phiếu phát hành bổ sung thì điều kiện, điều khoản bao gồm: ngày phát hành; ngày đáo hạn; lãi suất danh nghĩa; phương thức thanh toán lãi trái phiếu.
- Trường hợp trái phiếu phát hành lần đầu, điều kiện, điều khoản bao gồm: ngày phát hành dự kiến; kỳ hạn dự kiến; nguyên tắc xác định lãi suất danh nghĩa; phương thức thanh toán lãi trái phiếu.
- Thời gian dự kiến tổ chức thực hiện đợt hoán đổi trái phiếu.
- Hạn mức huy động và dự kiến dư nợ huy động vốn của ngân sách cấp tỉnh trước và sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu.
Sau khi phương án hoán đổi trái phiếu quy định tại Khoản 1 Điều này được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh gửi phương án hoán đổi trái phiếu để Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến về các nội dung:
- Khối lượng trái phiếu hoán đổi.
- Hạn mức huy động và dư nợ huy động vốn của ngân sách cấp tỉnh trước và sau khi thực hiện hoán đổi trái phiếu.
- Điều kiện, điều khoản của trái phiếu bị hoán đổi và điều kiện điều khoản của trái phiếu dự kiến được hoán đổi.
Xem thêm tại Thông tư 100/2015/TT-BTC có hiệu lực thi hành từ ngày 01/8/2015.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn