Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại
Dương Châu Thanh

Việc khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại được hướng dẫn thế nào?

Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương ban hành Hướng dẫn 3350/HD-BTĐKT năm 2023 về khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí".

Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại (Hình từ internet)

Hướng dẫn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại

Theo đó, đối tượng, nguyên tắc, tiêu chuẩn khen thưởng thành tích trong Phong trào thi đua "Đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí" như sau:

1. Đối tượng khen thưởng

Bộ, ban, ngành, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân; Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây viết tắt là bộ, ngành, địa phương); các đơn vị thuộc và trực thuộc bộ, ngành, địa phương; sở, ban, ngành cấp tỉnh; quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc cấp tỉnh; xã, phường, thị trấn thuộc cấp huyện; các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình, các tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc trong tham gia Phong trào thi đua.

2. Nguyên tắc khen thưởng

- Hình thức khen thưởng phù hợp với đối tượng, chức năng, nhiệm vụ được giao của tập thể, cá nhân và thành tích đạt được.

- Việc khen thưởng và đề xuất hình thức khen thưởng đảm bảo nguyên tắc: Cấp quản lý về tổ chức, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quỹ lương hoặc người đứng đầu doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác có trách nhiệm xét khen thưởng hoặc trình cấp có thẩm quyền xét khen thưởng cho các đối tượng thuộc phạm vi quản lý.

- Không tặng nhiều hình thức khen thưởng cho một thành tích đạt được.

- Chưa xét tặng hoặc đề nghị xét khen thưởng cho tập thể, cá nhân đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền xem xét thi hành kỷ luật, xử lý vi phạm hành chính hoặc đang trong quá trình điều tra, truy tố, xét xử; thanh tra, kiểm tra khi có dấu hiệu vi phạm hoặc có đơn thư khiếu nại, tố cáo đang được xác minh, làm rõ.

3. Tiêu chuẩn khen thưởng

3.1. Đối với các tập thể, cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua đẩy mạnh phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và đạt các tiêu chuẩn sau:

 

- Đối với bộ, ngành

+ Hoàn thành có chất lượng, đúng và vượt tiến độ trong việc ban hành các cơ chế, chính sách và các văn bản pháp luật trong lĩnh vực xây dựng kết cấu hạ tầng để đẩy mạnh đầu tư, xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng đồng bộ, chất lượng, hiện đại.

+ Chỉ đạo quyết liệt, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, hoàn thành chất lượng và vượt tiến độ các công trình các dự án hạ tầng trọng điểm quốc gia, quy mô lớn, tăng cường kết nối vùng, liên vùng, khu vực, quốc tế và các nhiệm vụ được Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao .

+ Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số.

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thông thoáng, thuận lợi; số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp phải tăng dần theo các năm; chỉ xét khen thưởng với đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 80% trở lên.

+ Thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn. Chỉ xét khen thưởng cho các bộ, ngành hoàn thành giải ngân đạt 95% - 100% kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Thực hiện đầy đủ, đúng tiến độ các nhiệm vụ được giao trong Quyết định 1478/QĐ-TTg ngày 28/11/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành Kế hoạch triển khai Phong trào thi đua.

+ Có nhiều cách làm sáng tạo, giải pháp hiệu quả trong tổ chức, triển khai thực hiện Phong trào thi đua.

- Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương

+ Hoàn thành có chất lượng, đạt và vượt mức các tiêu chí thi đua trong các lĩnh vực: phát triển hạ tầng giao thông vận tải; phát triển hạ tầng năng lượng, cung cấp điện, hạ tầng thương mại; phát triển hạ tầng số, hạ tầng bưu chính, nền tảng số quốc gia; phát triển hạ tầng nông nghiệp, nông thôn; phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị; hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu; phát triển hạ tầng xã hội; cải cách hành chính.

+ Triển khai có hiệu quả Chương trình chuyển đổi số Quốc gia, chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số;

+ Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, đảm bảo thông thoáng, thuận lợi; số lượng dịch vụ công trực tuyến toàn trình được cung cấp phải tăng dần theo các năm; chỉ xét khen thưởng với đơn vị cung cấp dịch vụ công trực tuyến đạt tỷ lệ 80% trở lên. Thực hiện công khai, minh bạch thông tin và xây dựng cơ chế giám sát để các tầng lớp nhân dân tham gia giám sát việc thực hiện của địa phương.

+ Thực hiện tốt công tác giải ngân vốn đầu tư công gắn với bảo đảm chất lượng công trình và hiệu quả sử dụng vốn; chỉ xét khen thưởng cho các địa phương hoàn thành giải ngân đạt 95% - 100% kế hoạch vốn đầu tư công được Thủ tướng Chính phủ giao.

+ Có nhiều cách làm sáng tạo, giải pháp hiệu quả trong tổ chức, triển khai thực hiện Phong trào thi đua.

- Đối với Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội, các tổ chức xã hội, các đoàn thể nhân dân

+ Phối hợp với bộ, ngành, địa phương hoặc tổ chức, doanh nghiệp tổ chức phát động hiệu quả phong trào thi đua, góp phần hoàn thành và hoàn thành vượt tiến độ, đảm bảo chất lượng các công trình, dự án.

+ Tuyên truyền, vận động hội viên, đoàn viên, người dân tham gia Phong trào thi đua, tích cực tham gia xây dựng kết cấu hạ tầng, nhất là hạ tầng giao thông, các công trình phúc lợi trên địa bàn dân cư bằng những việc làm cụ thể, thiết thực.

+ Thực hiện tốt, có hiệu quả phản biện xã hội, giám sát công tác xây dựng cơ chế chính sách và việc thực hiện xây dựng, phát triển kết cấu hạ tầng; phản ánh kịp thời với cấp có thẩm quyền khi phát hiện sai phạm trên địa bàn trên địa bàn.

- Đối với các đơn vị thuộc và trực thuộc bộ, ngành, địa phương; sở, ban, ngành cấp tỉnh; cấp huyện; cấp xã

+ Hoàn thành có chất lượng và vượt tiến độ các công trình hoặc nhiệm vụ phát triển kết cấu hạ tầng được giao.

+ Ban hành kế hoạch triển khai phong trào thi đua hoặc hưởng ứng phong trào thi đua của bộ, ngành, địa phương; có biện pháp hiệu quả để tăng cường quản lý, giám sát các công trình phát triển kết cấu hạ tầng.

+ Có thành tích xuất sắc tiêu biểu, nêu gương, được bình xét trong Phong trào thi đua của tỉnh.

- Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, hộ gia đình

+ Có những đóng góp cụ thể, thiết thực trong xây dựng kết cấu hạ tầng, được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

+ Làm chủ công nghệ xây dựng và vận hành các công trình hạ tầng quy mô lớn, cải tiến phương pháp làm việc, quản lý thi công, huy động trang thiết bị hiện đại tham gia thi công nhằm nâng cao tính chuyên nghiệp, tăng năng suất lao động, chất lượng, hiệu quả, bảo vệ môi trường, góp phần hoàn thành sớm các công trình dự án quan trọng quốc gia, các dự án của bộ, ngành, địa phương.

- Đối với cá nhân:

+ Cán bộ, công chức, viên chức có nhiều nỗ lực bám sát cơ sở, có sáng kiến, giải pháp hữu ích trong việc xây dựng, trình cấp có thẩm quyền ban hành, tổ chức thực hiện, giám sát chặt chẽ việc thực hiện cơ chế, chính sách, hướng dẫn hoặc tháo gỡ khó khăn cho cơ sở trong xây dựng kết cấu hạ tầng, được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

+ Đối tượng khác (cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…) có nhiều đóng góp về công sức, trí tuệ, vật chất; nghiên cứu, chuyển giao, ứng dụng công nghệ hiện đại, thay đổi biện pháp thi công, sử dụng hợp lý các nguồn lực… phục vụ xây dựng và quản lý khai thác công trình hạ tầng, được cấp có thẩm quyền ghi nhận.

3.2. Đối với các tập thể, cá nhân gương mẫu chấp hành tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, có thành tích xuất sắc tiêu biểu trong phong trào thi đua thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đạt các tiêu chuẩn sau:

- Đối với tập thể

+ Ban hành chương trình hoặc kế hoạch thực hành tiết kiệm, chống lãng phí của bộ, ngành, địa phương đầy đủ, đúng thời hạn quy định. Nội dung chương trình, kế hoạch đảm bảo phù hợp mục tiêu, chỉ tiêu nêu tại Chương trình tổng thể của Chính phủ về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; cụ thể hóa các mục tiêu, chỉ tiêu tiết kiệm, yêu cầu chống lãng phí của cấp mình, ngành mình đảm bảo không thấp hơn chỉ tiêu nêu tại Chương trình tổng thể của Chính phủ.

+ Xây dựng và ban hành định mức, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo quy định của pháp luật trong phạm vi ngành, lĩnh vực, địa phương. Thực hiện thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và công khai việc xử lý vi phạm về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong phạm vi ngành, lĩnh vực quản lý và đối với các cơ quan, tổ chức thuộc thẩm quyền quản lý.

+ Thực hiện tốt công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong lập, thẩm định, phê duyệt dự toán, quyết toán, quản lý, sử dụng kinh phí nhà nước.

+ Thực hiện mua sắm, xây dựng, quản lý sử dụng tài sản nhà nước đảm bảo đúng mục đích, đối tượng, định mức, tiêu chuẩn, chế độ do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.

+ Thực hiện công tác quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên, phát triển bền vững quốc gia đúng quy định như công tác quản lý, sử dụng đất, quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên khác, sử dụng tiến bộ khoa học, công nghệ trong khai thác, chế biến tài nguyên; đảm bảo quản lý, khai thác, sử dụng tài nguyên hợp lý, hiệu quả, tiết kiệm, đúng mục đích, triển khai, thực hiện có hiệu quả các dự án tái chế, tái sử dụng tài nguyên, sử dụng năng lượng tái tạo.

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong tổ chức bộ máy, sử dụng lao động và thời gian lao động trong khu vực nhà nước, trong quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước tại doanh nghiệp. Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước, sử dụng hiệu quả, đa dạng hóa nguồn vốn với cơ cấu vốn hợp lý, tiết kiệm, đúng mục đích; đổi mới sáng tạo, quản trị theo chuẩn mực quốc tế.

+ Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí có hiệu quả trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng của nhân dân.

+ Thực hiện chấm điểm và có kết quả cao trong đánh giá thực hành tiết kiệm, chống lãng phí chi thường xuyên theo Thông tư 129/2017/TT-BTC ngày 04/12/2017 của Bộ Tài chính về Quy định tiêu chí đánh giá kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong chi thường xuyên.

+ Có nhiều giải pháp, sáng kiến hiệu quả trong tổ chức, triển khai thực hiện Phong trào thi đua

- Đối với cá nhân

+ Cán bộ, công chức, viên chức gương mẫu thực hiện quản lý, sử dụng vốn và tài sản nhà nước được giao đúng mục đích, định mức, tiêu chuẩn, chế độ; có sáng kiến, giải pháp hữu ích được cấp có thẩm quyền công nhận trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

+ Đối tượng khác (cá nhân trong và ngoài nước, người Việt Nam định cư ở nước ngoài…) có sáng kiến, giải pháp hữu ích được cấp có thẩm quyền công nhận trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; bảo vệ môi trường và phát triển bền vững; tham gia giám sát việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, phát hiện và kịp thời phản ánh cho tổ chức, cá nhân có thẩm quyền về các hành vi gây lãng phí.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

380 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;