Sau đây là hướng dẫn đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng cấp độ 1 và cấp độ 2.
Hướng dẫn đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng cấp độ 1 và cấp độ 2 từ ngày 19/02/2025 (Hình từ Internet)
Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành Thông tư 14/2024/TT-BXD ngày 30/12/2024 về Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng.
Tại Điều 8 và Điều 9 Quy trình đánh giá an toàn công trình trong quá trình khai thác, sử dụng ban hành kèm theo Thông tư 14/2024/TT-BXD như sau:
* Đánh giá cấp độ 1
- Trình tự thực hiện đánh giá cấp độ 1 như sau:
+ Chuẩn bị hồ sơ, tài liệu;
+ Nghiên cứu hồ sơ, tài liệu;
+ Kiểm tra trực quan;
+ Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình.
- Trước khi đánh giá, tổ chức đánh giá phải chuẩn bị các hồ sơ, tài liệu quy định tại điểm b khoản 1 Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP.
- Việc nghiên cứu hồ sơ, tài liệu nhằm mục đích:
+ Xác định hệ kết cấu và các khu vực chức năng của công trình;
+ Xác định các khu vực quan trọng phải kiểm tra;
+ Xác định các kết cấu quan trọng, kết cấu đặc biệt, kết cấu tĩnh định (dầm chuyển, dầm công xôn, cột mảnh, kết cấu nhịp lớn, cáp ứng lực trước, gối tựa, v.v.) phải kiểm tra;
+ Xác định các tải trọng để đánh giá việc sử dụng đúng công năng và khả năng quá tải;
+ Xác định ảnh hưởng của việc cải tạo, sửa chữa công trình đến kết cấu công trình.
- Kiểm tra trực quan
+ Kiểm tra trực quan bao gồm: kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình; kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình; kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình ảnh hưởng đến kết cấu công trình.
+ Kiểm tra hiện trạng kết cấu công trình là để xác định các khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu và các dấu hiệu suy thoái của vật liệu kết cấu. Trường hợp có dấu hiệu khuyết tật, hư hỏng, biến dạng của kết cấu, suy thoái của vật liệu kết cấu thì tổ chức đánh giá phải đánh giá về khuyết tật, hư hỏng, biến dạng, suy thoái này và kiến nghị biện pháp xử lý (sửa chữa, gia cường kết cấu) nếu cần thiết hoặc đánh giá cấp độ 2 đối với kết cấu của một phần hoặc toàn bộ công trình.
+ Kiểm tra tải trọng tác dụng lên kết cấu công trình bao gồm: kiểm tra tải trọng thực tế so với tải trọng khi thiết kế; kiểm tra công năng sử dụng thực tế so với công năng khi thiết kế; kiểm tra việc chất tải thực tế so với chất tải khi thiết kế.
+ Kiểm tra việc cải tạo, sửa chữa công trình là để xác định và đánh giá tác động bất lợi của việc cải tạo, sửa chữa này đến kết cấu công trình.
- Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình
+ Báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình phải phản ánh thực tế các công việc kiểm tra đã thực hiện và thể hiện rõ các đánh giá, kết luận, kiến nghị (nếu có).
+ Nội dung chính của báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình bao gồm: thông tin chung về công trình; thông tin về tổ chức đánh giá; đối tượng đánh giá, thời điểm đánh giá; danh mục các hồ sơ, tài liệu phục vụ đánh giá; kết quả khảo sát, kiểm tra, đánh giá đã thực hiện; kết luận, kiến nghị (nếu có); họ và tên, chữ ký của cá nhân đảm nhận chủ trì thực hiện đánh giá; họ và tên, chữ ký, chức vụ của người đại diện theo pháp luật và dấu pháp nhân của tổ chức đánh giá.
* Đánh giá cấp độ 2
- Đánh giá cấp độ 2 được thực hiện trong các trường hợp sau:
+ Khi đánh giá cấp độ 1 có nghi ngờ về an toàn kết cấu công trình;
+ Khi kết cấu công trình trong quá trình khai thác, sử dụng có dấu hiệu bất thường gây nguy cơ mất an toàn.
- Đánh giá cấp độ 2 bao gồm hai giai đoạn: đánh giá sơ bộ và đánh giá chi tiết.
Thông tư 14/2024/TT-BXD có hiệu lực thi hành từ ngày 19/02/2025.
Địa chỉ: | 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh |
Điện thoại: | (028) 7302 2286 |
E-mail: | info@lawnet.vn |