Hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân

Hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân
Trần Thanh Rin

Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã có hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân.

Hướng  dẫn  công  tác  kiểm  sát  việc  giải  quyết  khiếu  nại,  tố  cáo  trong  Tố  tụng  dân  sự  của  Tòa  án  nhân  dân

Hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân (Hình từ Internet)

Ngày 25/09/2024, Viện kiểm sát nhân dân tối cao ban hành Hướng dẫn 19/HD-VKSTC về công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân.

Hướng dẫn công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong Tố tụng dân sự của Tòa án nhân dân

Cụ thể, để nâng cao hiệu quả công tác kiểm sát việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính của Tòa án nhân dân; góp phần nâng cao vị thế, vai trò của Ngành và bảo đảm quyền, lợi ích hợp pháp của cá nhân, cơ quan, tổ chức; Viện kiểm sát nhân dân tối cao hướng dẫn Viện kiểm sát các cấp, cụ thể như sau:

(1) Biện pháp nắm số liệu tiếp nhận, xử lý, thụ lý, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân

Quán triệt, nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc thực hiện nghiêm túc các quy định của Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, cần xác định đây là biện pháp quản lý chính thức về kết quả tiếp nhận, thụ lý, giải quyết đơn khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền của Tòa án nhân dân cùng cấp.

Thông qua nghiên cứu các báo cáo này Viện kiểm sát sẽ có cơ sở rà soát, đối chiếu số quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo mà cơ quan tư pháp cùng cấp đã gửi tới VKS; từ đó ban hành văn bản yêu cầu Tòa án gửi bổ sung các Quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo (còn thiếu) để thực hiện kiểm sát việc giải quyết theo quy định của pháp luật, của Ngành; đồng thời thực hiện quyền kiến nghị khắc phục vi phạm (nếu có) theo luật định;

Định kỳ, theo quy định tại Thông tư liên tịch 01/2018/TTLT-VKSNDTC-TANDTC-BCA-BQP-BTC-BNN&PTNT, Viện kiểm sát các cấp phải chủ động đôn đốc Tòa án cùng cấp thực hiện nghiêm túc việc gửi báo cáo, thông báo về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp.

Trong trường hợp Tòa án không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ thì cần kiên quyết ban hành kiến nghị khắc phục;

(2) Trong áp dụng các biện pháp kiểm sát

Yêu cầu Viện kiểm sát các cấp cần nghiên cứu, áp dụng đầy đủ 03 biện pháp kiểm sát theo quy định của pháp luật và quy định của Ngành; là:

- Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền ra văn bản giải quyết khiếu nại, tố cáo (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu ra văn bản);

- Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền kiểm tra việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của cấp mình, cấp dưới và thông báo kết quả cho Viện kiểm sát (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu kiểm tra và thông báo kết quả);

- Yêu cầu Tòa án có thẩm quyền cung cấp hồ sơ, tài liệu liên quan đến giải quyết khiếu nại, tố cáo cho Viện kiểm sát (gọi tắt là biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu).

Lưu ý:

- Trường hợp qua nghiên cứu đơn, văn bản giải quyết khiếu nại, văn bản yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền hoặc các nguồn thông tin khác và hồ sơ, tài liệu liên quan, nếu có đủ căn cứ xác định vi phạm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tư pháp, thì có thể ban hành kiến nghị ngay mà không cần thiết phải áp dụng các biện pháp kiểm sát;

- Có thể áp dụng cả 3 biện pháp đối với một vụ việc khiếu nại, tố cáo, hoặc đối với nhiều việc khiếu nại, tố cáo trong một thời điểm nhất định; chú trọng biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu vì đây là biện pháp mang lại hiệu quả cao do có tài liệu, hồ sơ để xem xét, đánh giá cả về trình tự, thủ tục, thẩm quyền và nội dung giải quyết Tòa án;

- Sau khi kết thúc mỗi biện pháp kiểm sát, nếu phát hiện vi phạm, Viện kiểm sát phải ban hành kiến nghị kịp thời; đối với biện pháp Yêu cầu kiểm tra và thông báo; biện pháp Yêu cầu cung cấp hồ sơ, tài liệu thì phải ban hành Kết luận trước khi ban hành Kiến nghị.

Trường hợp Viện kiểm sát đã áp dụng cả 3 biện pháp kiểm sát đối với một vụ việc thì chỉ ban hành kiến nghị sau khi đã áp dụng biện pháp kiểm sát cuối cùng.

(3) Trong hoạt động ban hành kiến nghị

Theo quy định của Điều 5 Luật Tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 và Khoản 4 Điều 17 Quy chế 222 thì Viện kiểm sát nhân dân có thẩm quyền kiến nghị (đối với vi phạm ít nghiêm trọng) hoặc kháng nghị (đối với vi phạm nghiêm trọng); tuy nhiên, theo quy định của pháp luật Tố tụng dân sự, Tố tụng hành chính thì Viện kiểm sát không có quyền kháng nghị trong các lĩnh vực này. Do đó, Viện kiểm sát nhân dân tối cao (Vụ 12) yêu cầu Viện kiểm sát các cấp cần quan tâm nâng cao chất lượng kiến nghị trong công tác này.

Xem chi tiết tại Hướng dẫn 19/HD-VKSTC ngày 25/9/2024.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

0 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;