Hợp đồng kinh tế là gì?

Trong mua bán hàng hóa có thể phát sinh một số quyền và nghĩa vụ giữa bên mua và bên bán, để đảm bảo những quyền và nghĩa vụ đó, đồng thời loại trừ rủi ro khi có tranh chấp các bên sẽ thiết lập hợp đồng kinh tế.

Hợp đồng kinh tế (HĐKT) là sự thoả thuận bằng văn bản, tài liệu giao dịch giữa các bên ký kết về việc thực hiện công việc sản xuất, trao đổi hàng hoá, dịch vụ, nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật và các thoả thuận khác có mục đích kinh doanh với sự quy định rõ ràng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên để xây dựng và thực hiện kế hoạch của mình. Đây là khái niệm được quy định trong Pháp lệnh hợp đồng kinh tế năm 1989 trước đây, hiện nay không có văn bản nào quy định cụ thể về khái niệm cũng như đặc điểm của loại hợp đồng này.

Thực tế cụm từ “hợp đồng kinh tế” được sử dụng khá phổ biến, ta có thể khái quát một vài đặc điểm của nó như sau:

  • Chủ thể tham gia: Ít nhất một bên phải là pháp nhân
  • Mục đích: Kinh doanh
  • Hình thức: Bằng văn bản
  • Nguyên tắc ký kết hợp đồng trên cơ sở:
    • Tự nguyện: Việc ký kết hợp đồng phải dựa trên cơ sở tự nguyện thỏa thuận của các bên, không có sự áp đặt ý chí của bất kỳ tổ chức hay cá nhân nào;
    • Bình đẳng và cùng có lợi: Các bên tham gia ký kết không phân biệt thuộc thành phần kinh tế nào, do cấp nào quản lý đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ, đảm bảo cùng có lợi trên cơ sở thỏa thuận và phải chịu trách nhiệm vật chất nếu vi phạm nghĩa vụ hợp đồng
    • Trực tiếp chịu trách nhiệm tài sản:Các bên tham gia ký kết hợp đồng phải tự mình chịu trách nhiệm về tài sản gồm phạt hợp đồng và bồi thường thiệt hại khi có hành vi vi phạm chế độ HĐKT
    • Không trái pháp luật: Các thỏa thuận xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên trong HĐKTphải phù hợp với pháp luật, thuần phong mỹ tục và đạo đức xã hội, không được lợi dụng HĐKT để hoạt động phi pháp;
  • Căn cứ để ký HĐKT:
    • Nhu cầu mua bán hàng hóa của các bên;
    • Khả năng phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh
  • Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng:
    • Thế chấp tài sản;
    • Cầm cố tài sản;
    • Bảo lãnh tài sản/
  • Những nội dung cơ bản trong hợp đồng:
    • Quyền và nghĩa vụ của các bên tham gia hợp đồng;
    • Số lượng hàng hóa, công việc;
    • Chất lượng hàng hóa, công việc;
    • Thời gian, địa điểm, phương thức giao nhận hàng hóa;
    • Giá cả thanh toán;
    • ...

Hiện nay pháp luật không sử dụng khái niệm hợp đồng kinh tế nữa mà tùy theo đối tượng hàng hóa, dịch vụ mà có thể áp dụng những quy định của Luật Thương mại 2005 hoặc Bộ Luật dân sự 2005 và các văn bản hướng dẫn liên quan. 

29483 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
HỎI ĐÁP PHÁP LUẬT LIÊN QUAN
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;