Hợp đồng được hình thành khi nào?

Hợp đồng, công cụ hữu ích giúp hạn chế rủi ro pháp lý. Cho thuê nhà cũng ký hợp đồng, mua bán nhà cũng ký hợp đồng. Thế nhưng, hợp đồng không nhất thiết lúc nào cũng là một mẫu giấy hai người ký mà nó còn hiện hữu cả trong giao dịch thường ngày.

Bạn có biết một ngày ít nhất một lần bạn đã xác lập một hợp đồng hay không? Chỉ đơn giản từ việc mua một ổ bánh mì cũng đã hình thành một hợp đồng mua bán giữa bạn và người bán. Trên thực tế, hợp đồng đôi khi đơn giản đến mức nó có thể chỉ là một cuộc điện thoại diễn ra trong giây lát, một đơn đặt hàng vắn tắt, thậm chí là tờ giấy giữ xe. Song cũng có hàng loạt những hợp đồng phức tạp nội dung hàng trăm trang.

Ảnh minh họa

 

Vậy hợp đồng là gì? Theo quy định tại Điều 388 Bộ luật Dân sự 2005 thì hợp đồng là sự thỏa thuận giữa hai hay nhiều bên nhằm xác lập, thay đổi hay chấm dứt quyền, nghĩa vụ của các bên. Từ định nghĩa này chúng ta thấy hợp đồng hình thành khi hội đủ 3 yếu tố:

  1. Hình thành một thỏa thuận, tức giữa các bên đã có sự thống nhất về mặt ý chí về việc thực hiện hay không thực hiện một công việc cụ thể. Muốn thống nhất ý chí, các bên phải có cơ hội bày tỏ ý chí; các ý chí này phải trùng khớp, thống nhất về nội dung nhất định (như: đối tượng của hợp đồng, số lượng, chất lượng, giá, phương thức thanh toán, thời hạn, địa điểm thực hiện hợp đồng,...)
  2. Các bên trong hợp đồng phải có năng lực hành vi dân sự theo quy định của pháp luật. Một hợp đồng có thể được thiết lập giữa cá nhân với cá nhân, giữa cá nhân với tổ chức hoặc giữa tổ chức với nhau. 
  3. Nội dung hợp đồng phải thể hiện rõ nghĩa vụ của các bên. Theo quy định tại Điều 280 Bộ luật Dân sự 2005 thì nghĩa vụ được hiểu là một hoặc nhiều bên (bên có nghĩa vụ) phải chuyển giao đồ đạc, hàng hóa, vật dụng và các vật khác, chuyển giao quyền, trả tiền, cung cấp các giấy tờ có giá, làm hoặc không làm một công việc nhất định vì lợi ích của một hoặc nhiều bên khác (bên có quyền).

Ngoài ra, để hợp đồng có hiệu lực còn phải thỏa mãn các điều kiện (Theo quy định tại Điều 122 Bộ luật Dân sự 2005):

  • Người tham gia giao kết hợp đồng có năng lực hành vi dân sự;
  • Mục đích và nội dung của hợp đồng không vi phạm điều cấm của pháp luật, không trái với đạo đức xã hội;
  • Người tham gia giao kết hợp đồng hoàn toàn tự nguyện;
  • Tuân thủ quy định của pháp luật về hình thức (nếu có). Ví dụ như bắt buộc đấu thầu.

>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY

8012 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;