Hoạt động giám sát của UBTVQH đối với HĐND

Theo quy định pháp luật, UBTVQH giám sát hoạt động của HĐND nhằm bảo đảm để HĐND thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Hiến pháp và pháp luật, nâng cao hiệu quả hoạt động của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương.

Cụ thể, theo Pháp lệnh giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân 1996, việc giám sát này được quy định như sau:

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát các kỳ họp Hội đồng nhân dân, giám sát việc ban hành nghị quyết của Hội đồng nhân dân, hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân bằng các hình thức sau đây:

  • Xem xét các nghị quyết và các báo cáo của Hội đồng nhân dân;
  • Tham dự các kỳ họp Hội đồng nhân dân;
  • Yêu cầu Chủ tịch Hội đồng nhân dân các cấp báo cáo về những vấn đề mà Uỷ ban thường vụ Quốc hội, quan tâm;
  • Xem xét việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của tổ chức và công dân đối với hoạt động của Hội đồng nhân dân, đại biểu Hội đồng nhân dân.

- Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội giám sát hoạt động của Hội đồng nhân dân về các lĩnh vực thuộc thẩm quyền của Hội đồng dân tộc và của Uỷ ban của Quốc hội, thực hiện các nhiệm vụ giám sát khác do Uỷ ban thường vụ Quốc hội giao.

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội tự mình hoặc theo đề nghị của Thủ tướng Chính phủ, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội hoặc đại biểu Quốc hội xem xét, quyết định bãi bỏ hoặc yêu cầu sửa đổi đối với nghị quyết sai trái của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.

- Uỷ ban thường vụ Quốc hội ra nghị quyết giải tán Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trong trường hợp hoạt động của Hội đồng nhân dân đó làm thiệt hại nghiêm trọng đến lợi ích của nhân dân.

Uỷ ban thường vụ Quốc hội tham khảo ý kiến của Chính phủ trong việc phê chuẩn nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương về việc giải tán Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh.

- Trong trường hợp Hội đồng nhân dân ở một địa phương bị giải tán, Uỷ ban thường vụ Quốc hội ấn định và công bố ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân mới ở địa phương đó; Thủ tướng Chính phủ chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trên trực tiếp chỉ định Uỷ ban nhân dân lâm thời cấp dưới; các Uỷ ban nhân dân lâm thời đảm nhiệm công tác cho đến khi Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân mới được bầu ra.

Xem thêm: Pháp lệnh giám sát và hướng dẫn của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, hướng dẫn và kiểm tra của Chính phủ đối với Hội đồng nhân dân 1996 được ban hành ngày 15/2/1996.

180 lượt xem

Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của LawNet. Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn


Liên quan Văn bản
  • Địa chỉ: 19 Nguyễn Gia Thiều, Phường Võ Thị Sáu, Quận 3, TP Hồ Chí Minh
    Điện thoại: (028) 7302 2286
    E-mail: info@lawnet.vn
Đơn vị chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3935 2079
P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;