Hồ sơ gửi Bộ Tài chính bao gồm:
- Văn bản đề nghị phát hành trái phiếu chính quyền địa phương theo mẫu tại Phụ lục 1 đính kèm Thông tư 100/2015/TT-BTC;
- Đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương quy định tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư 100;
- Văn bản phê duyệt đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương của Hội đồng Nhân dân cấp tỉnh hoặc Thường trực Hội đồng nhân dân cấp tỉnh theo quy định tại Khoản 3 Điều 6 Thông tư 100;
- Nghị quyết của Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt dự toán ngân sách cấp tỉnh của năm dự kiến phát hành trái phiếu, trong đó nêu rõ tổng nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản trong nước.
- Danh mục các dự án đầu tư phát triển kinh tế xã hội thuộc nhiệm vụ chi của ngân sách cấp tỉnh trong kế hoạch năm (05) năm đã được Hội đồng nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
Sau khi nhận được đầy đủ hồ sơ, trong vòng hai mươi (20) ngày làm việc, Bộ Tài chính xem xét, có ý kiến đối với đề án phát hành trái phiếu chính quyền địa phương. Nội dung xem xét, có ý kiến gồm:
- Điều kiện phát hành trái phiếu;
- Phương án phát hành trái phiếu;
- Hạn mức huy động vốn được phép của ngân sách cấp tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách Nhà nước, Luật quản lý nợ công và các văn bản hướng dẫn;
- Khối lượng tối đa được phép phát hành trái phiếu (đối với các dự án có khả năng hoàn vốn tại địa phương).
Xem chi tiết Thông tư 100/2015/TT-BTC có hiệu lực từ ngày 01/8/2015.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn