Theo quy định tại Thông tư 16/2018/TT-BGTVT, hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình được lập cho từng công trình, hạng mục công trình theo từng tuyến đường sắt và theo từng phạm vi quản lý (khu gian, khu đoạn).
Hồ sơ quản lý kỹ thuật công trình đường sắt bao gồm: hồ sơ phục vụ quản lý, vận hành, bảo trì công trình theo đúng quy định tại Khoản 3 Điều 12 Thông tư 26/2016/TT-BXD; hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình và các tài liệu khác theo quy định của quy trình bảo trì công trình đường sắt và tại phụ lục này. Thành Phần hồ sơ chủ yếu cụ thể như sau:
1. Hồ sơ quản lý, vận hành, bảo trì công trình đường sắt:
- Quyết định phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình và báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế - kỹ thuật đầu tư xây dựng;
- Nhiệm vụ khảo sát, báo cáo kết quả khảo sát xây dựng công trình;
- Hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công đã được chủ đầu tư xác nhận (có danh Mục bản vẽ kèm theo) và các thay đổi thiết kế trong quá trình thi công;
- Bản vẽ hoàn công (có danh Mục bản vẽ kèm theo);
- Các kết quả quan trắc, đo đạc, kiểm định chất lượng công trình, thí nghiệm khả năng chịu lực kết cấu công trình (nếu có) trong quá trình thi công, danh Mục các thiết bị, phụ tùng, vật tư dự trữ thay thế và các tài liệu khác có liên quan;
- Lý lịch thiết bị lắp đặt trong công trình;
- Quy trình vận hành, khai thác công trình; quy trình bảo trì công trình;
- Hồ sơ giải quyết sự cố công trình (nếu có);
- Biên bản nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng đưa vào sử dụng của chủ đầu tư;
- Thông báo chấp thuận kết quả nghiệm thu hoàn thành hạng Mục công trình, công trình xây dựng của cơ quan chuyên môn về xây dựng.
2. Hồ sơ hoàn thành bảo trì công trình đường sắt bao gồm:
- Hồ sơ hoàn thành bảo dưỡng công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 53 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT;
- Hồ sơ hoàn thành sửa chữa định kỳ công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 54 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT;
- Hồ sơ hoàn thành sửa chữa đột xuất công trình: nội dung, thành Phần hồ sơ theo quy định tại Điều 55 của Quy trình bảo trì công trình đường sắt đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại quyết định 2320/QĐ-BGTVT;
- Lý lịch kỹ thuật và sổ kiểm tra theo dõi công trình: mỗi công trình đều phải có lý lịch kỹ thuật công trình và sổ kiểm tra theo dõi công trình;
- Hồ sơ quản lý chung: hồ sơ quản lý chung công bao gồm, bình đồ duỗi thẳng tuyến đường sắt; mặt bằng bố trí chung ga đường sắt và trắc dọc rút gọn đường sắt;
- Trắc dọc rút gọn đường sắt: trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt (tỷ lệ cao; dài: 1/200 và 1/1000) thể hiện đầy đủ các yếu tố về bình diện, độ dốc, kiến trúc tầng trên và các công trình phù trợ liên quan; trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt phải được cập nhật thường xuyên mỗi khi có sự thay đổi, biến động về các yếu tố có liên quan. Mẫu Trắc dọc rút gọn tuyến đường sắt xem chi tiết tại bản vẽ kèm theo.
3. Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt phải được lập cho từng tuyến đường sắt và theo địa giới hành chính quản lý cấp xã, huyện, tỉnh và có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp huyện để phục vụ quản lý. Hồ sơ quản lý hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm:
- Bình đồ duỗi thẳng công trình và hành lang an toàn giao thông, trên đó thể hiện đầy đủ các yếu tố chủ yếu, đặc biệt là vị trí, quy mô các công trình lấn chiếm, các công trình vi phạm hành lang an toàn giao thông.
- Hồ sơ liên quan đến lối đi dân sinh phải lập riêng để phục vụ cho công tác quản lý, theo dõi nhằm đảm bảo an toàn giao thông đường sắt, đường bộ.
- Hồ sơ quản lý đường gom nằm trong hành lang an toàn giao thông đường sắt bao gồm hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế, giấy phép thi công và các văn bản liên quan khác.
- Hồ sơ quản lý hàng rào ngăn cách giữa đường sắt với đường bộ bao gồm hồ sơ hoàn công, hồ sơ thiết kế và các văn bản liên quan khác.
- Hồ sơ cọc mốc, hàng rào, chỉ giới đất dành cho đường sắt theo đúng quy định hiện hành; các biên bản bàn giao cọc mốc, chỉ giới đất, mốc lộ giới dành cho hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có);
- Các biên bản cam kết có xác nhận của địa phương về việc không lấn chiếm, tái lấn chiếm phạm vi bảo vệ công trình đường sắt của các hộ dân nằm dọc hành lang an toàn giao thông đường sắt (nếu có).
Xem thêm: Thông tư 16/2018/TT-BGTVT có hiệu lực ngày 01/7/2018.
>> XEM BẢN TIẾNG ANH CỦA BÀI VIẾT NÀY TẠI ĐÂY
Đây là nội dung tóm tắt, thông báo văn bản mới dành cho khách hàng của
LawNet.
Nếu quý khách còn vướng mắc vui lòng gửi về Email:info@lawnet.vn